Các Chính sách có hiệu lực từ tháng 12-2016 và các chỉ đạo mới của Thủ tướng, Phó Thủ tướng
22:10, ngày 30-11-2016
TCCSĐT - Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế; tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho nhiều đối tượng lao động;... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12-2016.
Cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập kinh tế
Nghị định 141/2016/NĐ-CPngày 10-10-2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác sẽ có hiệu lực từ ngày 20-12-2016.
Nghị định này quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Có hiệu lực từ 01-12-2016, Nghị định 142/2016/NĐ-CP ngày 14-10-2016 quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
Phạt nặng hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Nghị định 145/2016/NĐ-CP ngày 01-11-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán có hiệu lực từ 15-12-2016. Theo đó, bổ sung quy định phạt tiền từ 400 - 700 triệu đồng đối với hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bốn ngạch công chức Quản lý thị trường
Theo Nghị định 148/2016/NĐ-CP ngày 04-11-2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường có hiệu lực từ 25-12-2016, có 4 ngạch công chức Quản lý thị trường gồm: 1- Kiểm soát viên cao cấp thị trường; 2- Kiểm soát viên chính thị trường; 3- Kiểm soát viên thị trường; 4- Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ
Theo Nghị định 150/2016/NĐ-CP ngày 11-11-2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15-12-2016, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn
Theo Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ngày 03-11-2016 về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu lực từ ngày 20-12-2016, thôn đặc biệt khó khăn là thôn có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. (2) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có 2 trong 3 yếu tố sau (đối với các thôn có số hộ dân tộc thiểu số từ 80% trở lên, cần có 1 trong 3 yếu tố): Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn chưa được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố; chưa có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện
Theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19-10-2016 về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích có hiệu lực từ 16-12-2016, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: 1- Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; 2- Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 3- Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho nhiều đối tượng lao động
Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có hiệu lực từ 04-12-2016. Theo đó, hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học.
Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định nêu trên, mức hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất sửa Luật Đất đai 2013
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Để triển khai có kết quả về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, đồng thời để bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP của ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; nghiên cứu xác định đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê hằng năm; thực hiện trong tháng 12-2016, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, trường hợp doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Điều 118, Luật Đất đai năm 2013, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01-02-2017.
Trong thời gian chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa tiếp tục áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 và Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý hải sản tồn kho sau sự cố môi trường biển
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về tình hình xử lý hải sản tồn kho và Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế”.
Phó Thủ tướng đồng ý chi phí kiểm nghiệm chất lượng các lô hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn kho do Bộ Y tế thực hiện được lấy từ nguồn tiền bồi thường của Công ty Formosa. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán các chi phí này phù hợp quy định hiện hành.
Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý lượng hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn đọng đúng theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (Ban Chỉ đạo) ngày 8-11-2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát để xác định rõ vấn đề hạn sử dụng đối với hải sản khai thác từ biển; trên cơ sở đó, báo cáo, đề xuất giải pháp.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh hơn nữa tiến độ để sớm tiến hành tiêu hủy, lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tiêu hủy những lô hàng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và xác nhận là không đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo. Bộ Công Thương khẩn trương xác định ngay đơn giá đối với hàng hải sản tồn kho để làm căn cứ sớm tiến hành tiêu thụ, tiêu hủy theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16-11-2016.
Về Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ghi rõ hình thức hỗ trợ đóng mới tàu cá là hỗ trợ lãi suất, không hỗ trợ tiền trực tiếp; khuyến khích ưu tiên hỗ trợ tàu vỏ thép.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện Đề án, nhất là về nội dung chính sách đảm bảo an sinh xã hội, khôi phục sản xuất, đảm bảo Đề án có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế tăng cường thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16-11-2016 về xây dựng bổ sung định mức cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ tổng mức bồi thường thiệt hại của các địa phương theo quy định của Quyết định số 1880/QĐ-TTg để làm cơ sở tiếp tục triển khai và tiến tới hoàn thành chi trả tiền bồi thường.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh giải ngân, chi trả đợt I tiền bồi thường, bảo đảm hoàn thành theo đúng tiến độ./.
Nghị định 141/2016/NĐ-CPngày 10-10-2016 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác sẽ có hiệu lực từ ngày 20-12-2016.
Nghị định này quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác.
Ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng
Có hiệu lực từ 01-12-2016, Nghị định 142/2016/NĐ-CP ngày 14-10-2016 quy định nguyên tắc, nội dung, biện pháp, hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với hoạt động ngăn chặn xung đột thông tin trên mạng tại Việt Nam.
Phạt nặng hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ
Nghị định 145/2016/NĐ-CP ngày 01-11-2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 108/2013/NĐ-CP ngày 23-9-2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán có hiệu lực từ 15-12-2016. Theo đó, bổ sung quy định phạt tiền từ 400 - 700 triệu đồng đối với hành vi làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán cổ phiếu riêng lẻ mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bốn ngạch công chức Quản lý thị trường
Theo Nghị định 148/2016/NĐ-CP ngày 04-11-2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường có hiệu lực từ 25-12-2016, có 4 ngạch công chức Quản lý thị trường gồm: 1- Kiểm soát viên cao cấp thị trường; 2- Kiểm soát viên chính thị trường; 3- Kiểm soát viên thị trường; 4- Kiểm soát viên trung cấp thị trường.
Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ
Theo Nghị định 150/2016/NĐ-CP ngày 11-11-2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Chính phủ có hiệu lực từ ngày 15-12-2016, Văn phòng Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là bộ máy giúp việc của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
Văn phòng Chính phủ có chức năng tham mưu tổng hợp, điều phối giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ (bao gồm các Phó Thủ tướng Chính phủ) tổ chức các hoạt động chung của Chính phủ, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, bảo đảm thống nhất, thông suốt, liên tục của nền hành chính quốc gia; kiểm soát thủ tục hành chính; bảo đảm thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cung cấp thông tin cho công chúng theo quy định của pháp luật; bảo đảm điều kiện vật chất, kỹ thuật, hậu cần cho hoạt động của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn
Theo Quyết định 50/2016/QĐ-TTg ngày 03-11-2016 về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 có hiệu lực từ ngày 20-12-2016, thôn đặc biệt khó khăn là thôn có 1 trong 2 tiêu chí sau: (1) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 65% trở lên (trong đó tỷ lệ hộ nghèo từ 35% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020. (2) Tổng tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo từ 55% trở lên (các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long từ 30% trở lên) theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 và có 2 trong 3 yếu tố sau (đối với các thôn có số hộ dân tộc thiểu số từ 80% trở lên, cần có 1 trong 3 yếu tố): Trục chính đường giao thông thôn hoặc liên thôn chưa được cứng hóa theo tiêu chí nông thôn mới; từ 60% trở lên số phòng học cho lớp mẫu giáo chưa được kiên cố; chưa có Nhà văn hóa - Khu thể thao thôn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua bưu điện
Theo Quyết định 45/2016/QĐ-TTg ngày 19-10-2016 về việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích có hiệu lực từ 16-12-2016, tổ chức, cá nhân có thể lựa chọn một trong các hình thức sau đây khi thực hiện thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích: 1- Gửi hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính; 2- Nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính; 3- Gửi hồ sơ và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính.
Hỗ trợ đào tạo sơ cấp cho nhiều đối tượng lao động
Thông tư số 152/2016/TT-BTC quy định quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng có hiệu lực từ 04-12-2016. Theo đó, hỗ trợ chi phí đào tạo đối với người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn Luật tối đa 6 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ tối đa 4 triệu đồng/người/khóa học.
Hỗ trợ người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh theo quy định tại Quyết định số 63/2015/QĐ-TTg; lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học.
Người thuộc hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn khác không thuộc các đối tượng quy định nêu trên, mức hỗ trợ tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu đề xuất sửa Luật Đất đai 2013
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013. Để triển khai có kết quả về tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công, đồng thời để bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật trong quá trình xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất sửa đổi Luật Đất đai năm 2013.
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung Nghị định 46/2014/NĐ-CP của ngày 15-5-2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011; Nghị định số 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần; nghiên cứu xác định đầy đủ giá trị quyền sử dụng đất vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, tính đầy đủ giá trị lợi thế (vị trí địa lý) vào giá trị để cổ phần hóa nếu doanh nghiệp lựa chọn hình thức thuê đất trả tiền thuê hằng năm; thực hiện trong tháng 12-2016, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương rà soát việc sử dụng đất của các doanh nghiệp cổ phần hóa, trường hợp doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng đất thì thực hiện bán đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Điều 118, Luật Đất đai năm 2013, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01-02-2017.
Trong thời gian chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, việc xác định giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa tiếp tục áp dụng Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 và Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày 20-11-2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18-7-2011 về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần.
Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lý hải sản tồn kho sau sự cố môi trường biển
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về tình hình xử lý hải sản tồn kho và Đề án “Xác định thiệt hại để bồi thường; hỗ trợ khôi phục sản xuất và đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế”.
Phó Thủ tướng đồng ý chi phí kiểm nghiệm chất lượng các lô hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn kho do Bộ Y tế thực hiện được lấy từ nguồn tiền bồi thường của Công ty Formosa. Giao Bộ Tài chính hướng dẫn việc thanh toán các chi phí này phù hợp quy định hiện hành.
Ủy ban nhân dân 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về xử lý lượng hàng hải sản thu mua, tạm trữ đang tồn đọng đúng theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về các giải pháp để ổn định đời sống và sản xuất, kinh doanh cho nhân dân 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng sự cố môi trường (Ban Chỉ đạo) ngày 8-11-2016.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công Thương nghiên cứu, rà soát để xác định rõ vấn đề hạn sử dụng đối với hải sản khai thác từ biển; trên cơ sở đó, báo cáo, đề xuất giải pháp.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình giao Bộ Tài nguyên và Môi trường đẩy nhanh hơn nữa tiến độ để sớm tiến hành tiêu hủy, lưu ý tăng cường kiểm tra, giám sát đảm bảo tiêu hủy những lô hàng đã được Bộ Y tế kiểm nghiệm và xác nhận là không đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo. Bộ Công Thương khẩn trương xác định ngay đơn giá đối với hàng hải sản tồn kho để làm căn cứ sớm tiến hành tiêu thụ, tiêu hủy theo đúng chỉ đạo tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16-11-2016.
Về Đề án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ghi rõ hình thức hỗ trợ đóng mới tàu cá là hỗ trợ lãi suất, không hỗ trợ tiền trực tiếp; khuyến khích ưu tiên hỗ trợ tàu vỏ thép.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thiện Đề án, nhất là về nội dung chính sách đảm bảo an sinh xã hội, khôi phục sản xuất, đảm bảo Đề án có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế tăng cường thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 373/TB-VPCP ngày 16-11-2016 về xây dựng bổ sung định mức cho các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Quyết định số 1880/QĐ-TTg ngày 29-9-2016 của Thủ tướng Chính phủ; khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ tổng mức bồi thường thiệt hại của các địa phương theo quy định của Quyết định số 1880/QĐ-TTg để làm cơ sở tiếp tục triển khai và tiến tới hoàn thành chi trả tiền bồi thường.
Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đẩy mạnh giải ngân, chi trả đợt I tiền bồi thường, bảo đảm hoàn thành theo đúng tiến độ./.
Hội thảo khoa học “Vai trò của Khoa học xã hội trong hoạch định chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của Đảng”  (30/11/2016)
Giai cấp nông dân Việt Nam và tổ chức hội với việc thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của Đại hội XII của Đảng  (30/11/2016)
Phát huy hiệu quả của chính sách xóa đói, giảm nghèo  (30/11/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 21 đến 27-11-2016)  (29/11/2016)
Văn phòng Chính phủ: Họp báo thường kỳ tháng 11-2016  (29/11/2016)
Vị thế quan trọng của người thầy trong đổi mới giáo dục hiện nay  (29/11/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay