Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam có tham luận quan trọng tại APA-9
20:38, ngày 29-11-2016
Ngày 29-11, tại thành phố cổ Siem Reap, tỉnh Siem Reap, Campuchia, Hội đồng Nghị viện châu Á (APA) đã tiến hành các phiên họp để thảo luận 21 dự thảo nghị quyết trình phiên họp toàn thể lần thứ 9 (APA-9) thông qua.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại Hội nghị |
Nội dung 21 dự thảo nghị quyết liên quan đến nhiều vấn đề quan trọng, có ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân châu Á như kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, phòng chống khủng bố, bạo loạn lật đổ, cách mạng màu và can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Trong đó, các đại biểu quan tâm thảo luận nhiều xung quanh các chủ đề như an ninh, quốc phòng, phòng chống khủng bố, bạo loạn lật đổ, cách mạng màu và can thiệp vào công việc nội bộ của một nước khác.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng đã có bài tham luận quan trọng tại Hội nghị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đánh giá cao APA, với 17 năm hình thành và phát triển, từ tiền thân là tổ chức Nghị viện châu Á vì Hòa bình (AAPP), với sứ mệnh thúc đẩy nền hòa bình ở châu Á, APA đã và đang nỗ lực phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ hòa bình tại khu vực, xây dựng và từng bước củng cố lòng tin giữa các quốc gia thông qua đối thoại và hợp tác khu vực, liên khu vực và toàn cầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cho rằng các nước châu Á cần tăng cường hợp tác để thúc đẩy hòa bình, an ninh và đối phó với những thách thức chung; tiếp tục xây dựng và củng cố lòng tin, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, giải quyết hòa bình các tranh chấp, khác biệt thông qua đối thoại, đàm phán dựa trên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Việc kết nối nhân dân các nước châu Á với nhau và giữa châu Á với phần còn lại của thế giới là rất quan trọng, vì một châu lục hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.
Ở cấp độ quốc gia, các nước châu Á cần đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển bền vững, bảo đảm hài hòa hơn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Đối với những người đại diện cho người dân, phải tiếp tục thúc đẩy các chính phủ có trách nhiệm với những mục tiêu đã cam kết, bảo đảm thông qua các luật và ngân sách phù hợp, thực hiện hiệu quả giám sát, bảo vệ lợi ích của người dân, mở rộng các mối quan hệ đối tác khu vực, liên khu vực và trên toàn thế giới.
Bà Tòng Thị Phóng đề nghị trong bối cảnh tình hình mới, để APA trở thành một tổ chức liên nghị viện hiệu quả trong khu vực, Hội nghị cần quan tâm tới một số vấn đề như củng cố cơ cấu tổ chức, hoạt động của APA theo hướng hiệu quả, thiết thực, đáp ứng lợi ích và quan tâm của các quốc hội thành viên; đổi mới chương trình nghị sự, thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp nhất là ngăn ngừa các xung đột tiềm tàng, tuân thủ luật pháp quốc tế, xây dựng và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử, trong đó có các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia cũng như giải quyết hòa bình các tranh chấp; tăng cường mối quan hệ, sự tương tác giữa APA với các chính phủ các nước thành viên để khuyến khích thực hiện những đề xuất đã nêu trong các văn kiện, nghị quyết của APA; phát huy tiếng nói và sự tham gia của người dân trong tiến trình phát triển đất nước, là điều kiện tiên quyết để đảm bảo dân chủ, đem lại hòa bình, ổn định cho các quốc gia và các khu vực trên toàn thế giới; tăng cường trao đổi giữa các nghị viện thành viên APA ở các cấp độ, dưới mọi hình thức để góp phần nâng cao sự hiểu biết, tin cậy giữa các nhà lãnh đạo và nghị sỹ, thúc đẩy quan hệ và làm sâu sắc tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh với trách nhiệm là một nước tham gia sáng lập APA, Việt Nam luôn kiên định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế vì hòa bình-hợp tác và phát triển.
Quốc hội Việt Nam với phương châm đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân, vì danh dự và lòng tự hào của dân tộc, vì sự phát triển bền vững của đất nước, sẵn sàng hợp tác cùng các nghị viện thành viên APA với nỗ lực chung xây dựng một khu vực châu Á hòa bình và phát triển bền vững.
Cũng trong sáng 29-11, đã diễn ra Phiên họp nữ nghị sỹ APA với sự tham gia của nhiều nghị sỹ nữ trong khu vực châu Á. Tại phiên họp này, các đại biểu đánh giá cao về vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế văn hóa-xã hội, đồng thời tiếp tục kêu gọi chính phủ các nước tiếp tục quan tâm hơn nữa trong xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nữ.
Hội nghị sẽ tiếp tục các phiên họp theo chương trình nghị sự và bế mạc vào tối 01-12.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng chào xã giao Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin |
Bên lề phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đến chào xã giao Chủ tịch Quốc hội nước chủ nhà Campuchia Samdech Heng Samrin.
Tại buổi chào xã giao, hai bên đánh giá cao sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Campuchia; đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục xây dựng, củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước ngày càng phát triển và lên tầm cao mới.
Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin đánh giá cao vai trò và tin tưởng đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam sẽ góp phần làm cho Hội nghị APA-9 thành công tốt đẹp./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21 đến ngày 27-11-2016)  (29/11/2016)
Hợp tác Quốc phòng Việt-Nhật toàn diện, thực chất và tin cậy lẫn nhau  (29/11/2016)
Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai  (29/11/2016)
Hình ảnh đoàn đại biểu Việt Nam viếng lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (29/11/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay