Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 21 đến ngày 27-11-2016)
20:37, ngày 29-11-2016
TCCSĐT - Ngay sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều nước thành viên TPP đã lên tiếng khẳng định tiếp tục đưa hiệp định này đến đích cuối cùng.
Tiếp tục điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày, túi xách
Ngày 24-11, tại tỉnh Bình Dương, làm việc với Hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành này. Phó Thủ tướng khẳng định ngành da, giày, túi xách là ngành công nghiệp chủ lực, có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn vào xuất khẩu, rất phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày, túi xách và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ hoạt động gia công để xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong ngành, với trên 70% doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nguyên, phụ liệu chủ yếu là từ nước ngoài, dây chuyền, thiết bị còn chưa đồng bộ. Những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng để phát triển ngành da giày thành ngành có giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế, phải phát triển một cách mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. Đồng thời, phải động viên, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho khâu nghiên cứu, phát triển. Các doanh nghiệp có thể liên danh, liên kết với nhau để tạo ra các trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (research and development - R&D) quy mô, hiện đại.
Hiệp hội Da, Giày, Túi xách cũng phải có một trung tâm R&D lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện. “Đây là yếu tố quyết định để có thể nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, là cốt lõi của việc phát triển ngành da giày Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Việt Nam vẫn đứng đầu ASEAN về kim ngạch thương mại với Canada
Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam tiếp tục đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về kim ngạch xuất khẩu cũng như tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều với Canada. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng một bậc trong nhóm nước và vùng lãnh thổ châu Á xuất khẩu sang Canada.
Dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Canada (Statistic Canada) cho biết trong 3 quý đầu năm, tổng kim ngạch hai chiều Canada - Việt Nam đạt gần 3,062 tỷ USD, cao nhất trong 10 nước ASEAN và duy trì cách biệt hẳn so với nước đứng thứ hai là Thái Lan (đạt gần 2,229 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 2,757 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đạt 350 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ 2015.
Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada gồm máy móc, thiết bị điện và điện tử (đạt 904 triệu USD, tăng 33,5%); giày dép các loại (305 triệu USD, tăng 17,7%); sản phẩm dệt kim, đan, móc (252 triệu USD, giảm 3,2%); may mặc bằng vải dệt (261 triệu USD, tăng 1,3%); đồ gỗ nội ngoại thất và linh kiện (189 triệu USD, giảm 3,1%)... Trong khi đó, Canada xuất sang Việt Nam các hàng hóa gồm thủy hải sản (54 triệu USD, giảm 9,6%); đậu tương và hạt có dầu (38 triệu USD, giảm 6,3%); phân bón (33 triệu USD, giảm 29%); máy móc, thiết bị, phụ tùng (27 triệu USD, giảm 0,2%); lông thú (20 triệu USD, giảm 30%)...
Nhiều nước khẳng định sẽ tiếp tục đưa TPP đến đích cuối cùng
Ngay sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều nước thành viên TPP đã lên tiếng khẳng định tiếp tục đưa hiệp định này đến đích cuối cùng. Phát biểu với báo giới ngày 22-11, Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz nhấn mạnh dù Mỹ có tham gia TPP hay không, các nước thành viên vẫn nhất trí sẽ đưa hiệp định thương mại lớn nhất thế giới này đến thành công với quyết tâm và thiện chí cao.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Peru Eduardo Ferreyros đã lập tức nêu đề xuất điều chỉnh TPP nhằm cứu vãn hiệp định này sau những tuyên bố "tẩy chay" TPP của ông Trump. Ông cho rằng mặc dù tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump đã thay đổi hoàn toàn cục diện, song điều này không đồng nghĩa với việc TPP sẽ bị "khai tử". Trái lại, theo Bộ trưởng Ferreyros, các nước thành viên vẫn có thể hợp tác để điều chỉnh các điều khoản TPP và sửa đổi một số chi tiết để phù hợp với các nước còn lại.
Theo Bộ trưởng Công nghiệp và ngoại thương Malaysia, ông Ong Ka Chuan, ý định rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Trump chỉ là tầm nhìn tạm thời, và có thể vị doanh nhân này sẽ nhận ra những lợi ích hữu hình của TPP và thay đổi quyết định của mình. Malaysia cũng khẳng định cho dù TPP có tiếp tục hay không Malaysia cam kết vẫn thúc đẩy quan hệ với Mỹ và 10 nước thành viên còn lại trong TPP.
Anh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 do tác động của Brexit
Ngày 23-11, Anh đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 của nước này do những tác động nghiêm trọng từ cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng Sáu, theo đó đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit. Phát biểu tại Quốc hội trong báo cáo cập nhật ngân sách đầu tiên của chính phủ kể từ vụ Brexit, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự đoán chỉ tăng 1,4% trong năm tới, giảm mạnh so với mức 2,2% được đưa ra trong dự đoán trước đó. Ông Hammond nhấn mạnh Brexit sẽ "làm thay đổi tiến trình lịch sử của Anh," đồng thời kêu gọi áp dụng khẩn cấp các biện pháp cần thiết để đối phó với sự suy giảm dài hạn của nền kinh tế Anh sau "cú sốc" này.
Mức dự báo tăng trưởng 1,4% nói trên của Chính phủ Anh trùng với mức mà Ngân hàng Trung ương Anh đã đưa ra trước đó. Ông Hammond thừa nhận mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, song vẫn tương đương với mức dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra đối với Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu, và thậm chí còn cao hơn so với mức dự báo của nhiều nền kinh tế châu Âu khác, bao gồm Pháp và Italy. Ông cũng lạc quan cho rằng GDP của Anh dự kiến sẽ tăng 2,1% trong năm nay, nhích hơn so với mức dự báo 2% mà chính phủ công bố hồi tháng Ba vừa qua.
Cũng trong bản báo cáo mùa Thu này, Bộ trưởng Tài chính Anh đã công bố một gói các dự án đầu tư quy mô lớn, bao gồm xây dựng nhà cửa và nâng cấp đường sá. Ông đồng thời thông báo kế hoạch tăng mức lương tối thiểu và giảm thuế.
Lãnh đạo các nước APEC cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ
Lãnh đạo các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày 20-11 cam kết cùng nhau chống lại chủ nghĩa bảo hộ tại phiên họp kết thúc Hội nghị Cấp cao lần thứ 24 Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở thủ đô Lima của Peru. Theo tuyên bố chính thức của APEC, các nhà lãnh đạo tái khẳng định "cam kết mở cửa thị trường và chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ". Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng tuyên bố "chống lại những nhân vật theo chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại tự do, các nhân tố sẽ làm suy yếu thương mại và cản trở sự phục hồi cũng như phát triển của kinh tế thế giới." Các nước cũng cam kết tránh hạ giá đồng tiền nội địa nhằm tăng tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Sự đi lên của chủ nghĩa bảo hộ theo sau sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay gọi là Brexit, và việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua đã khiến nhiều quốc gia quan ngại. Tuy nhiên, phát biểu cùng ngày tại Lima, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định TPP sẽ không kết thúc. Trả lời báo giới sau phiên họp với các lãnh đạo APEC, ông Obama cho biết lãnh đạo các nước châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực thông qua thỏa thuận thương mại này.
"Lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ thành lợi thế cho Nga"
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-11 tuyên bố các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga thực chất có lợi cho nhiều doanh nghiệp của Nga, vì vậy Moskva sẽ cố gắng kéo dài các biện pháp trả đũa phương Tây lâu nhất có thể. Phát biểu tại "Diễn đàn Hành động" của Mặt trận nhân dân toàn Nga (ONF), Tổng thống Putin cho biết tất cả các nhà sản xuất trong nước đều có lợi nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào thực phẩm phương Tây tiếp tục được kéo dài, do đó Moskva sẽ nỗ lực kéo dài các biện pháp trừng phạt này lâu đến mức có thể. Tuy nhiên, ông Putin cũng lưu ý rằng người tiêu dùng Nga quan tâm đến hàng chất lượng tốt với mức giá rẻ nhất, vì vậy cần phải xây dựng những điều kiện cạnh tranh.
Tổng thống Nga khẳng định nước này có thể hoàn toàn biến các biện pháp trừng phạt của phương Tây thành lợi thế. Những bất đồng giữa Nga và phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã kéo theo việc phương Tây áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Đáp lại, Nga cũng có các biện pháp trừng phạt trả đũa phương Tây, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản của Liên minh châu Âu (EU)./.
Ngày 24-11, tại tỉnh Bình Dương, làm việc với Hiệp hội Da, Giày, Túi xách Việt Nam, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết Chính phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành này. Phó Thủ tướng khẳng định ngành da, giày, túi xách là ngành công nghiệp chủ lực, có vai trò rất quan trọng, đóng góp lớn vào xuất khẩu, rất phù hợp với điều kiện, khả năng của Việt Nam. Chính phủ sẽ tiếp tục điều chỉnh chính sách phát triển ngành da, giày, túi xách và các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ.
Phó Thủ tướng cũng chỉ rõ hoạt động gia công để xuất khẩu vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong ngành, với trên 70% doanh nghiệp tham gia. Nguồn cung nguyên, phụ liệu chủ yếu là từ nước ngoài, dây chuyền, thiết bị còn chưa đồng bộ. Những yếu tố này đẩy giá thành sản phẩm lên cao, làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng để phát triển ngành da giày thành ngành có giá trị sản xuất lớn, sức cạnh tranh cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế, phải phát triển một cách mạnh mẽ các ngành công nghiệp hỗ trợ ngành da giày. Đồng thời, phải động viên, khuyến khích, hướng dẫn các doanh nghiệp ưu tiên đầu tư cho khâu nghiên cứu, phát triển. Các doanh nghiệp có thể liên danh, liên kết với nhau để tạo ra các trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (research and development - R&D) quy mô, hiện đại.
Hiệp hội Da, Giày, Túi xách cũng phải có một trung tâm R&D lớn để hỗ trợ các doanh nghiệp quy mô nhỏ, chưa đủ điều kiện. “Đây là yếu tố quyết định để có thể nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm, là cốt lõi của việc phát triển ngành da giày Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.
Việt Nam vẫn đứng đầu ASEAN về kim ngạch thương mại với Canada
Trong 9 tháng đầu năm nay, Việt Nam tiếp tục đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về kim ngạch xuất khẩu cũng như tổng kim ngạch trao đổi hàng hóa hai chiều với Canada. Ngoài ra, Việt Nam còn tăng một bậc trong nhóm nước và vùng lãnh thổ châu Á xuất khẩu sang Canada.
Dẫn số liệu của Cơ quan Thống kê Canada (Statistic Canada) cho biết trong 3 quý đầu năm, tổng kim ngạch hai chiều Canada - Việt Nam đạt gần 3,062 tỷ USD, cao nhất trong 10 nước ASEAN và duy trì cách biệt hẳn so với nước đứng thứ hai là Thái Lan (đạt gần 2,229 tỷ USD). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đạt 2,757 tỷ USD, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu của Việt Nam từ Canada đạt 350 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ 2015.
Các nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Canada gồm máy móc, thiết bị điện và điện tử (đạt 904 triệu USD, tăng 33,5%); giày dép các loại (305 triệu USD, tăng 17,7%); sản phẩm dệt kim, đan, móc (252 triệu USD, giảm 3,2%); may mặc bằng vải dệt (261 triệu USD, tăng 1,3%); đồ gỗ nội ngoại thất và linh kiện (189 triệu USD, giảm 3,1%)... Trong khi đó, Canada xuất sang Việt Nam các hàng hóa gồm thủy hải sản (54 triệu USD, giảm 9,6%); đậu tương và hạt có dầu (38 triệu USD, giảm 6,3%); phân bón (33 triệu USD, giảm 29%); máy móc, thiết bị, phụ tùng (27 triệu USD, giảm 0,2%); lông thú (20 triệu USD, giảm 30%)...
Nhiều nước khẳng định sẽ tiếp tục đưa TPP đến đích cuối cùng
Ngay sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều nước thành viên TPP đã lên tiếng khẳng định tiếp tục đưa hiệp định này đến đích cuối cùng. Phát biểu với báo giới ngày 22-11, Ngoại trưởng Chile Heraldo Munoz nhấn mạnh dù Mỹ có tham gia TPP hay không, các nước thành viên vẫn nhất trí sẽ đưa hiệp định thương mại lớn nhất thế giới này đến thành công với quyết tâm và thiện chí cao.
Trong khi đó, Bộ trưởng Thương mại Peru Eduardo Ferreyros đã lập tức nêu đề xuất điều chỉnh TPP nhằm cứu vãn hiệp định này sau những tuyên bố "tẩy chay" TPP của ông Trump. Ông cho rằng mặc dù tuyên bố rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump đã thay đổi hoàn toàn cục diện, song điều này không đồng nghĩa với việc TPP sẽ bị "khai tử". Trái lại, theo Bộ trưởng Ferreyros, các nước thành viên vẫn có thể hợp tác để điều chỉnh các điều khoản TPP và sửa đổi một số chi tiết để phù hợp với các nước còn lại.
Theo Bộ trưởng Công nghiệp và ngoại thương Malaysia, ông Ong Ka Chuan, ý định rút khỏi TPP của Tổng thống đắc cử Trump chỉ là tầm nhìn tạm thời, và có thể vị doanh nhân này sẽ nhận ra những lợi ích hữu hình của TPP và thay đổi quyết định của mình. Malaysia cũng khẳng định cho dù TPP có tiếp tục hay không Malaysia cam kết vẫn thúc đẩy quan hệ với Mỹ và 10 nước thành viên còn lại trong TPP.
Anh hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2017 do tác động của Brexit
Ngày 23-11, Anh đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2017 của nước này do những tác động nghiêm trọng từ cuộc trưng cầu ý dân hồi tháng Sáu, theo đó đưa nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit. Phát biểu tại Quốc hội trong báo cáo cập nhật ngân sách đầu tiên của chính phủ kể từ vụ Brexit, Bộ trưởng Tài chính Anh Philip Hammond cho biết Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự đoán chỉ tăng 1,4% trong năm tới, giảm mạnh so với mức 2,2% được đưa ra trong dự đoán trước đó. Ông Hammond nhấn mạnh Brexit sẽ "làm thay đổi tiến trình lịch sử của Anh," đồng thời kêu gọi áp dụng khẩn cấp các biện pháp cần thiết để đối phó với sự suy giảm dài hạn của nền kinh tế Anh sau "cú sốc" này.
Mức dự báo tăng trưởng 1,4% nói trên của Chính phủ Anh trùng với mức mà Ngân hàng Trung ương Anh đã đưa ra trước đó. Ông Hammond thừa nhận mức tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, song vẫn tương đương với mức dự báo mà Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đưa ra đối với Đức - nền kinh tế hàng đầu châu Âu, và thậm chí còn cao hơn so với mức dự báo của nhiều nền kinh tế châu Âu khác, bao gồm Pháp và Italy. Ông cũng lạc quan cho rằng GDP của Anh dự kiến sẽ tăng 2,1% trong năm nay, nhích hơn so với mức dự báo 2% mà chính phủ công bố hồi tháng Ba vừa qua.
Cũng trong bản báo cáo mùa Thu này, Bộ trưởng Tài chính Anh đã công bố một gói các dự án đầu tư quy mô lớn, bao gồm xây dựng nhà cửa và nâng cấp đường sá. Ông đồng thời thông báo kế hoạch tăng mức lương tối thiểu và giảm thuế.
Lãnh đạo các nước APEC cam kết chống chủ nghĩa bảo hộ
Lãnh đạo các nước châu Á - Thái Bình Dương ngày 20-11 cam kết cùng nhau chống lại chủ nghĩa bảo hộ tại phiên họp kết thúc Hội nghị Cấp cao lần thứ 24 Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) ở thủ đô Lima của Peru. Theo tuyên bố chính thức của APEC, các nhà lãnh đạo tái khẳng định "cam kết mở cửa thị trường và chống lại mọi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ". Bên cạnh đó, các lãnh đạo cũng tuyên bố "chống lại những nhân vật theo chủ nghĩa bảo hộ và các biện pháp ảnh hưởng đến thương mại tự do, các nhân tố sẽ làm suy yếu thương mại và cản trở sự phục hồi cũng như phát triển của kinh tế thế giới." Các nước cũng cam kết tránh hạ giá đồng tiền nội địa nhằm tăng tính cạnh tranh trong thương mại quốc tế.
Sự đi lên của chủ nghĩa bảo hộ theo sau sự kiện người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay gọi là Brexit, và việc ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua đã khiến nhiều quốc gia quan ngại. Tuy nhiên, phát biểu cùng ngày tại Lima, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định TPP sẽ không kết thúc. Trả lời báo giới sau phiên họp với các lãnh đạo APEC, ông Obama cho biết lãnh đạo các nước châu Á - Thái Bình Dương đã nhất trí sẽ tiếp tục thúc đẩy các nỗ lực thông qua thỏa thuận thương mại này.
"Lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ thành lợi thế cho Nga"
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22-11 tuyên bố các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga thực chất có lợi cho nhiều doanh nghiệp của Nga, vì vậy Moskva sẽ cố gắng kéo dài các biện pháp trả đũa phương Tây lâu nhất có thể. Phát biểu tại "Diễn đàn Hành động" của Mặt trận nhân dân toàn Nga (ONF), Tổng thống Putin cho biết tất cả các nhà sản xuất trong nước đều có lợi nếu các biện pháp trừng phạt nhằm vào thực phẩm phương Tây tiếp tục được kéo dài, do đó Moskva sẽ nỗ lực kéo dài các biện pháp trừng phạt này lâu đến mức có thể. Tuy nhiên, ông Putin cũng lưu ý rằng người tiêu dùng Nga quan tâm đến hàng chất lượng tốt với mức giá rẻ nhất, vì vậy cần phải xây dựng những điều kiện cạnh tranh.
Tổng thống Nga khẳng định nước này có thể hoàn toàn biến các biện pháp trừng phạt của phương Tây thành lợi thế. Những bất đồng giữa Nga và phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã kéo theo việc phương Tây áp dụng hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Đáp lại, Nga cũng có các biện pháp trừng phạt trả đũa phương Tây, trong đó có lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm và nông sản của Liên minh châu Âu (EU)./.
Hợp tác Quốc phòng Việt-Nhật toàn diện, thực chất và tin cậy lẫn nhau  (29/11/2016)
Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai  (29/11/2016)
Hình ảnh đoàn đại biểu Việt Nam viếng lãnh tụ Cuba Fidel Castro  (29/11/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay