Đức kêu gọi EU cần thêm nhiều thỏa thuận về người nhập cư
Thông báo trên được đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh diễn ra tại Áo giữa lãnh đạo các nước khu vực Balkan cùng với Đức trong nỗ lực tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng đang gây rạn nứt sâu sắc trong EU cũng như rung chuyển chính trường các nước thành viên.
Phát biểu tại cuộc họp báo sau hội nghị, Thủ tướng Đức Angela Merkel cho rằng đã có nhiều tiến triển đạt được trong nỗ lực giải quyết khủng hoảng và thỏa thuận đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề này là cần thiết. Bà kêu gọi EU cần có thêm nhiều thỏa thuận tương tự với các nước thứ ba khác nhằm chuyển khỏi châu Âu những người di cư không đủ điều kiện tị nạn. Theo đó, châu Âu không chỉ cần đạt thỏa thuận với các nước châu Phi, mà còn cả với Pakistan và Afghanistan, để có thể chấm dứt tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Trong khi đó, Thủ tướng Áo Christian Kern bày tỏ hi vọng tiến triển đạt được trong những vấn đề như hỗ trợ nhiều hơn cho Hy Lạp - nơi đang có hàng nghìn người nhập cư mắc kẹt sau khi Áo và các nước Balkan thắt chặt kiểm soát biên giới hồi đầu năm; thực thi thỏa thuận đạt được với Thổ Nhĩ Kỳ; cũng như bổ sung nhân lực cho lực lượng bảo vệ biên giới EU, sẽ giúp phá vỡ bất đồng trong khối liên quan đến cuộc khủng hoảng hiện nay.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orban lại cho rằng EU cần chuẩn bị kế hoạch B trong trường hợp thỏa thuận EU-Thổ Nhĩ Kỳ bị đổ vỡ, dù với bất kì lí do nào. Ông Orban cũng đề xuất EU nên thiết lập một "thành phố tị nạn khổng lồ" ở bờ biển Libya, song không cho biết thêm chi tiết. Theo ông, Libya và Ai Cập là hai đối tác quan trọng và "EU cần một chính sách Libya mới."
Tại một cuộc họp cấp cao khác diễn ra trong tuần trước, lãnh đạo các nước EU đã cam kết tăng cường bảo vệ biên giới Bulgary với Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tăng cường hợp tác giữa cơ quan an ninh hai nước. Khi đó, Áo - nước đã tiếp nhận 90.000 người nhập cư trong năm 2015, nhiều hơn 1% tổng dân số nước này - khẳng định không thể đối phó với làn sóng người nhập cư khác, đồng thời bày tỏ mong muốn có một giải pháp sâu rộng hơn để đảm bảo kịch bản này không xảy ra./.
Ấn Độ, Mỹ có kế hoạch nâng cấp các cuộc tập trận quân sự chung  (25/09/2016)
Nhóm G20 thành lập trung tâm nghiên cứu chống tham nhũng  (25/09/2016)
Việt Nam mong muốn nhiều doanh nghiệp Đức đến đầu tư  (25/09/2016)
Tăng cường chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững  (25/09/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh kêu gọi tăng cường chủ nghĩa đa phương, tuân thủ luật pháp quốc tế  (25/09/2016)
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình dự kỷ niệm thành lập Đại học Tôn Đức Thắng  (25/09/2016)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên