Thành phố Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp phát triển kinh tế gắn với chất lượng cuộc sống cho người dân
22:09, ngày 24-09-2016
TCCSĐT - Đó là mục tiêu, cũng là nội dung chủ yếu được thảo luận tại Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh khóa X (nhiệm kỳ 2016-2020) tổ chức ngày 24-9-2016. Đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy dự và chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, đồng chí Tất Thành Cang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố cho biết: Những nội dung mà đại biểu tham dự Hội nghị được nghe và thảo luận tại Hội nghị lần này là các chương trình hành động: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2016 - 2020; cải cách hành chính giai đoạn 2016 - 2020; nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016 -2020; giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2016 - 2020; giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020; giảm ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông giai đoạn 2016 - 2020 và chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị giai đoạn 2016 - 2020.
Cũng theo đồng chí Tất Thành Cang, những Chương trình được thông qua tại Hội nghị chính là quyết tâm chính trị của Đảng bộ Thành phố, phát huy các nguồn lực tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh; đồng thời tạo tiền đề quyết định các vấn đề chiến lược căn cơ thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển Thành phố nhanh và bền vững. Bởi vậy, đồng chí Tất Thành Cang yêu cầu các đại biểu tham dự Hội nghị căn cứ tình hình thực tiễn, phát huy tinh thần cách mạng đóng góp tích cực ý kiến vào các Tờ trình tại Hội nghị, nhằm góp phần nâng cao, đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã trình dự thảo các chương trình trên. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý:
Về nội dung chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016 - 2020, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố đã xác định cốt lõi của chất lượng tăng trưởng dựa trên ba nền tảng gồm: tốc độ tăng trưởng; bảo vệ môi trường; chất lượng cuộc sống người dân. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) bình quân hằng năm tăng từ 8-8,5%, trong đó khu vực dịch vụ tăng bình quân hằng năm từ 9-9,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hằng năm từ 7,6-7,8%, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hằng năm từ 5,8- 6%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tỉ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm 56-58%. Thành phố đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020 có ít nhất 25.000 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp và có ít nhất 500.000 doanh nghiệp hoạt động, hằng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Đối với Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, Thành phố sẽ di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh rạch. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn tất di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, trong đó ưu tiên giải quyết dứt điểm những tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, Cù lao Nguyễn Kiệu, công viên Hồ Khánh Hội, di dời giải phóng mặt bằng và tái định cư toàn tuyến kênh Đôi - Tẻ tại các quận 4, 7, 8 để thực hiện dự án cải thiện môi trường nước Thành phố.
Về chương trình giảm ngập nước, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: hiện nay công suất xử lý nước thải đô thị tại thành phố chỉ giải quyết khoảng 7% tổng lưu lượng nước thải đô thị. Thành phố ước tính đến năm 2020 khi hoàn thành các nhà máy xử lý nước thải nói trên sẽ giúp xử lý được khoảng 70% tổng lượng nước thải đô thị cho dân số khoảng 7 triệu người. Bởi vậy, trong thời gian tới Thành phố đặt mục tiêu tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc 13 quận trung tâm, đồng thời tập trung cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường.
Giai đoạn 2016-2018, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành ba nhà máy xử lý nước thải gồm: Tham Lương - Bến Cát với công suất 131.000 m3/ngày, tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đạt 480.000 m3/ngày, Bình Hưng (giai đoạn 2) được nâng công suất từ 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày. Tiếp đến giai đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng thêm bốn nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm công suất 300.000 m3/ngày, Tây Sài Gòn 150.000 m3/ngày, Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Tân từ 30.000 m3/ngày lên 180.000 m3/ngày. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 20.000 căn nhà theo chương trình nói trên ước khoảng 16.300 tỉ đồng được huy động từ các nguồn xã hội hóa, ngân sách.
Về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2015-2020, Thành phố đặt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp. Theo đó, tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của thành phố. Mục tiêu cao nhất là xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền. Điều hành hệ thống này là đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nhân dân.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày 24 và 25-9-2016./.
Cũng theo đồng chí Tất Thành Cang, những Chương trình được thông qua tại Hội nghị chính là quyết tâm chính trị của Đảng bộ Thành phố, phát huy các nguồn lực tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế và cải thiện dân sinh; đồng thời tạo tiền đề quyết định các vấn đề chiến lược căn cơ thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển Thành phố nhanh và bền vững. Bởi vậy, đồng chí Tất Thành Cang yêu cầu các đại biểu tham dự Hội nghị căn cứ tình hình thực tiễn, phát huy tinh thần cách mạng đóng góp tích cực ý kiến vào các Tờ trình tại Hội nghị, nhằm góp phần nâng cao, đổi mới phương thức hoạt động của Đảng, xây dựng tổ chức bộ máy của toàn hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng.
Tại Hội nghị, đồng chí Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố đã trình dự thảo các chương trình trên. Trong đó, có một số nội dung đáng chú ý:
Về nội dung chương trình nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của kinh tế Thành phố đáp ứng yêu cầu hội nhập giai đoạn 2016 - 2020, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: Thành phố đã xác định cốt lõi của chất lượng tăng trưởng dựa trên ba nền tảng gồm: tốc độ tăng trưởng; bảo vệ môi trường; chất lượng cuộc sống người dân. Trong đó, một số chỉ tiêu cụ thể như: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn Thành phố (GRDP) bình quân hằng năm tăng từ 8-8,5%, trong đó khu vực dịch vụ tăng bình quân hằng năm từ 9-9,6%, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân hằng năm từ 7,6-7,8%, khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân hằng năm từ 5,8- 6%. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, nông - lâm nghiệp và thủy sản, trong đó tỉ trọng của dịch vụ trong GRDP đến năm 2020 chiếm 56-58%. Thành phố đưa ra chỉ tiêu đến năm 2020 có ít nhất 25.000 hộ kinh doanh cá thể chuyển sang doanh nghiệp và có ít nhất 500.000 doanh nghiệp hoạt động, hằng năm có khoảng 30-35% doanh nghiệp có hoạt động đổi mới sáng tạo.
Đối với Chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị, Thành phố sẽ di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh rạch. Mục tiêu đến năm 2020 sẽ hoàn tất di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh rạch, trong đó ưu tiên giải quyết dứt điểm những tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - Rạch Nước Lên, Cù lao Nguyễn Kiệu, công viên Hồ Khánh Hội, di dời giải phóng mặt bằng và tái định cư toàn tuyến kênh Đôi - Tẻ tại các quận 4, 7, 8 để thực hiện dự án cải thiện môi trường nước Thành phố.
Về chương trình giảm ngập nước, đồng chí Nguyễn Thành Phong cho biết: hiện nay công suất xử lý nước thải đô thị tại thành phố chỉ giải quyết khoảng 7% tổng lưu lượng nước thải đô thị. Thành phố ước tính đến năm 2020 khi hoàn thành các nhà máy xử lý nước thải nói trên sẽ giúp xử lý được khoảng 70% tổng lượng nước thải đô thị cho dân số khoảng 7 triệu người. Bởi vậy, trong thời gian tới Thành phố đặt mục tiêu tập trung giải quyết dứt điểm tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm thành phố và một phần của 5 lưu vực ngoại vi (Bắc, Tây, Nam, một phần Đông Bắc, Đông Nam) rộng 550 km2 với khoảng 6,5 triệu dân thuộc 13 quận trung tâm, đồng thời tập trung cải thiện môi trường nước, tăng không gian trữ nước và tạo cảnh quan đô thị, góp phần cải thiện đời sống dân sinh, bảo vệ môi trường.
Giai đoạn 2016-2018, Thành phố sẽ đẩy nhanh tiến độ thi công hoàn thành ba nhà máy xử lý nước thải gồm: Tham Lương - Bến Cát với công suất 131.000 m3/ngày, tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đạt 480.000 m3/ngày, Bình Hưng (giai đoạn 2) được nâng công suất từ 141.000 m3/ngày lên 469.000 m3/ngày. Tiếp đến giai đoạn 2019-2020 sẽ xây dựng thêm bốn nhà máy xử lý nước thải Tân Hóa - Lò Gốm công suất 300.000 m3/ngày, Tây Sài Gòn 150.000 m3/ngày, Bắc Sài Gòn 1 công suất 170.000 m3/ngày, mở rộng nhà máy xử lý nước thải Bình Tân từ 30.000 m3/ngày lên 180.000 m3/ngày. Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hơn 20.000 căn nhà theo chương trình nói trên ước khoảng 16.300 tỉ đồng được huy động từ các nguồn xã hội hóa, ngân sách.
Về chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2015-2020, Thành phố đặt mục tiêu xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp. Theo đó, tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng, lãng phí; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực và sự tham gia của mọi người dân vào tiến trình phát triển của thành phố. Mục tiêu cao nhất là xây dựng tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, giữa các cấp chính quyền. Điều hành hệ thống này là đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm, tận tụy với nhân dân.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày 24 và 25-9-2016./.
Nga kêu gọi các bên liên quan khôi phục lệnh ngừng bắn ở Syria  (24/09/2016)
Việt Nam coi trọng quan hệ ổn định, lành mạnh với Trung Quốc  (24/09/2016)
Mở rộng Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai  (23/09/2016)
Tổng thống nước Cộng hòa Philippines sẽ thăm chính thức Việt Nam  (23/09/2016)
Triển vọng Việt Nam tham gia các dự án đóng tàu ở Viễn Đông  (23/09/2016)
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên