Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ họp mặt các đồng chí lãnh đạo qua các thời kỳ
Tham dự buổi gặp mặt có các đồng chí nguyên là lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh, thành trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long và các đồng chí Bí thư tỉnh ủy của các tỉnh trong vùng.
Tại buổi gặp mặt, đồng chí Sơn Minh Thắng, Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ đã báo cáo tới các đại biểu về tình hình của vùng đồng bằng sông Cửu Long những tháng đầu năm 2016, mặc dù chịu nhiều tác động của thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn nhưng kinh tế, xã hội của vùng tiếp tục có bước phát triển, an ninh-quốc phòng được giữ vững, ổn định.
Cụ thể, sản lượng lúa Đông Xuân và Hè Thu đã thu hoạch trên 15 triệu tấn, sản lượng thủy sản ước đạt 1,65 triệu tấn; giá trị sản xuất công nghiệp đạt 315.000 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu đạt 7 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, nhập khẩu 3,5 tỷ USD.
Công tác phát triển giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được các cấp ủy, chính quyền và xã hội quan tâm thực hiện, với nhiều chỉ tiêu cao hơn trung bình của cả nước như 56,4% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 20,9 giường bệnh/1 vạn dân, 94,4% trạm y tế xã có bác sĩ…
Các địa phương cũng thực hiện hiệu quả công tác lao động, việc làm và chăm lo cho người có công, giải quyết việc làm mới cho trên 204.500 lao động.
Sau Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ được kiện toàn, tiếp nối thành tựu của các thời kỳ trước đã tổ chức thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, chủ trì và tổ chức thành công Diễn đàn Hợp tác kinh tế đồng bằng sông Cửu Long - Hậu Giang 2016; thống nhất, tập trung nguồn lực thực hiện Quy chế thí điểm liên kết vùng giai đoạn 2016-2020; tăng cường nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ban ngành Trung ương các giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng liên kết vùng, quy mô lớn, áp dụng công nghệ kỹ thuật cao vào sản xuất, chế biến, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm…
Từ nay tới cuối năm, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành và địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề quan trọng liên quan đến sự phát triển của vùng như huy động nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông và logistics; Hội nghị chuyên đề về công tác dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, giải quyết vấn đề sinh kế cho kiều bào Campuchia về Việt Nam; Hội nghị về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài phát triển doanh nghiệp, khởi nghiệp, tín dụng cho sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long; hội nghị chuyên đề về tái cơ cấu nông nghiệp gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thủy lợi…
Tại Hội nghị, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, các tỉnh, thành phố trong vùng đánh giá cao những kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo trong thời gian qua, phối hợp hiệu quả với các bộ, ban, ngành Trung ương trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trong vùng.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng bày tỏ đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức đến từ thiên tai, hạn hán, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và sự chống phá của các thế lực thù địch,... cần sự quan tâm nhiều hơn nữa của Đảng, Nhà nước.
Phát biểu tại buổi họp mặt, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ ghi nhận những ý kiến đóng góp quý báu của các đồng chí nguyên là lãnh đạo Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ, các địa phương trong vùng; khẳng định Thường trực Ban Chỉ đạo sẽ tiếp thu và phản ánh vào các chương trình làm việc của Ban trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng cũng mong muốn các đồng chí thường xuyên quan tâm tới các chương trình hoạt động của Ban, tiếp tục đóng góp các ý kiến quý báu để tập thể Ban Chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Bộ Chính trị giao phó.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng thông báo tới Hội nghị về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội nói chung và trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL nói riêng, khẳng định đất nước và các địa phương trong vùng sẽ nỗ lực hết sức hoàn thành các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia.
Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ cũng khẳng định trong thời gian tới, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thảo luận, bàn bạc các giải pháp phát triển vùng theo tinh thần “nói đi đôi với làm, làm để có những kết quả cụ thể” để bảo đảm đồng bằng sông Cửu Long thực sự cất cánh./.
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII  (21/08/2016)
Singapore giữ lập trường của mình trong vấn đề Biển Đông  (21/08/2016)
Giao lưu Báo chí - Doanh nghiệp với hội nhập kinh tế quốc tế  (21/08/2016)
Cuba chính thức cấp phép cho các chuyến bay thương mại từ Mỹ  (21/08/2016)
Đối ngoại địa phương xác định hội nhập kinh tế là trọng tâm  (21/08/2016)
Gần 4.000 thanh niên tham gia "Đường chạy sắc màu tuổi trẻ"  (21/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển