Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Anh từ trần, thọ 104 tuổi
22:03, ngày 14-05-2016
TCCSĐT - Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Hoàng Anh, sinh ngày 10-02-1912, quê quán: Xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế; thường trú tại số nhà 25 đường Hùng Vương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cán bộ lão thành cách mạng, nguyên: Ủy viên Trung ương Đảng các khóa II, III, IV, Bí thư Trung ương Đảng khóa II, III; nguyên: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương, Chủ nhiệm Ban Thể dục thể thao Trung ương, Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thứ trưởng Bộ quốc phòng; đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII; Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 18 giờ 40 phút ngày 10-5-2016 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao cống hiến của đồng chí Hoàng Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Hoàng Anh với nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.
Theo quyết định của Ban Bí thư, Ban Lễ tang Nhà nước gồm 21 đồng chí; đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban.
Lễ viếng đồng chí Hoàng Anh được tổ chức từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 16-5-2016 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu, đưa tang vào hồi 10 giờ 30 phút và lễ an táng hồi 14 giờ 30 phút cùng ngày tại khu 7-A3, Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, thành phố Hà Nội.
Sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, đồng chí đã từ trần hồi 18 giờ 40 phút ngày 10-5-2016 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Hà Nội, hưởng thọ 104 tuổi.
Hơn 80 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những công lao cống hiến của đồng chí Hoàng Anh, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức lễ tang đồng chí Hoàng Anh với nghi thức lễ tang cấp Nhà nước.
Theo quyết định của Ban Bí thư, Ban Lễ tang Nhà nước gồm 21 đồng chí; đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm Trưởng Ban.
Lễ viếng đồng chí Hoàng Anh được tổ chức từ 7 giờ 30 phút đến 10 giờ 30 phút ngày 16-5-2016 tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu, đưa tang vào hồi 10 giờ 30 phút và lễ an táng hồi 14 giờ 30 phút cùng ngày tại khu 7-A3, Nghĩa trang Công viên Vĩnh Hằng, thành phố Hà Nội.
Tóm tắt tiểu sử đồng chí Hoàng Anh, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ |
Đồng chí Hoàng Anh, sinh ngày
10-02-1912; quê quán: xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Thường trú tại số nhà 25 Hùng Vương, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội. Năm 1932, đồng chí bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng ở địa phương. Năm 1936, đồng chí tham gia hoạt động phong trào dân chủ. Năm 1937, đồng chí được kết nạp vào Đảng, được cử vào Tỉnh ủy lâm thời tỉnh Thừa Thiên. Tháng 10-1938, đồng chí bị thực dân Pháp bắt, tháng 5-1939 ra tù, sau đó bị bắt lại, bị đưa đi tù ở các nhà lao Huế, Lao Bảo, Ban Mê Thuột, rồi đi an trí ở Đắc Tô. Tháng 5-1945, đồng chí ra tù về hoạt động ở Thừa Thiên, được cử vào Thường vụ Việt minh tỉnh, rồi làm Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời tỉnh Thừa Thiên. Sau Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945, đồng chí làm Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên. Cuối năm 1948, đồng chí được bầu vào Liên khu ủy 4, trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Thừa Thiên. Năm 1950, đồng chí được bầu vào Thường vụ Liên khu ủy 4, phụ trách Bình Trị Thiên kiêm Chính ủy Mặt trận Bình Trị Thiên. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng năm 1951, đồng chí được bầu vào Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, trực tiếp làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm Chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính Liên khu 4. Từ giữa năm 1954 đến năm 1958, đồng chí được phân công tham gia Quân ủy Trung ương, phụ trách công tác đình chiến, rồi được cử làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, năm 1956 được phân công kiêm Chủ nhiệm Ban Thể dục Thể thao Trung ương. Năm 1956, đồng chí được bầu Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối năm 1958, được cử vào Ban Bí thư Trung ương Đảng, được phân công làm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng năm 1960, đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ban Bí thư Trung ương Đảng, làm Chủ nhiệm Văn phòng Tài chính Thương nghiệp Phủ Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính. Từ năm 1965 đến năm 1974, đồng chí làm Trưởng Ban Nông nghiệp Trung ương, rồi làm Bộ trưởng Nông nghiệp và Chủ nhiệm Văn phòng Nông nghiệp Phủ Thủ tướng, tham gia Thường vụ Hội đồng Chính phủ. Năm 1971, đồng chí được cử làm Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ nhiệm Ủy ban Nông nghiệp Trung ương. Năm 1974 - 1976, đồng chí là Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách khối Nông nghiệp. Tháng 6-1976, đồng chí được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được phân công làm Bộ trưởng kiêm Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Tài chính. Đến năm 1986, đồng chí được nghỉ công tác theo chế độ. Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa II, III, IV; Bí thư Trung ương Đảng khóa II, khóa III; đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VII. Với công lao và đóng góp đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác./. |
Hội thảo về triển vọng phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Nga  (14/05/2016)
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thiếu niên, nhi đồng  (14/05/2016)
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phát hiện, xử lý tham nhũng  (14/05/2016)
Tổng Bí thư tiếp Đoàn Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc  (14/05/2016)
Kỳ vọng của cử tri Trường Sa trước Ngày hội lớn của đất nước  (14/05/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Bảo đảm đời sống dân cư trên đảo tiền tiêu - biên giới Bạch Long Vĩ, phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ quốc phòng - an ninh
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay