Việt Nam luôn tích cực tham gia các nỗ lực của Liên hợp quốc
TCCSĐT - Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho biết, Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Chiều 04-5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson nhân dịp sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp ông Jan Eliasson, Phó Tổng thư ký Thường trực Liên hợp quốc sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chào mừng Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson, một người bạn của Việt Nam từ những ngày ông cùng Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme tổ chức các hoạt động phản đối chiến tranh Việt Nam; khẳng định Việt Nam luôn trân trọng những hoạt động hỗ trợ, hợp tác quý báu của Liên hợp quốc và cá nhân Ngài Jan Eliasson; tin tưởng chuyến thăm sẽ góp phần củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác hiệu quả, nhiều mặt giữa Việt Nam và Liên hợp quốc.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Liên hợp quốc đã luôn đồng hành cùng Việt Nam từ giai đoạn đất nước còn rất nhiều khó khăn. Từ một nước nghèo, chậm phát triển và bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình, tình hình chính trị - xã hội ổn định, tăng trưởng kinh tế khá cao, có môi trường đầu tư thuận lợi, tỷ lệ đói nghèo liên tục giảm mạnh, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, vai trò và vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao.
Những thành tựu mà Việt Nam đạt được có sự đóng góp không nhỏ của cộng đồng quốc tế, trong đó có Liên hợp quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng khẳng định, là thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã và cam kết sẽ luôn tích cực tham gia vào các nỗ lực của Liên hợp quốc vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững; tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, phát huy vai trò thành viên tại các cơ quan Liên hợp quốc như Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế Xã hội, ủng hộ các nỗ lực nhằm cải tổ Liên hợp quốc, trong đó có sáng kiến “Một Liên hợp quốc”…
Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Liên hợp quốc ngày càng có vai trò quan trọng. Việt Nam mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục phát huy vai trò của mình trong gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, hỗ trợ các nước triển khai thành công các thỏa thuận quan trọng và có ý nghĩa lịch sử được thông qua năm 2015, như Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Chủ tịch nước cảm ơn các cơ quan Liên hợp quốc tại Việt Nam đang phối hợp với Việt Nam xây dựng Kế hoạch hợp tác chung Việt Nam - Liên hợp quốc giai đoạn 2017 - 2021; cũng như việc Liên hợp quốc đang rất tích cực hỗ trợ Việt Nam cứu trợ nhân đạo khẩn cấp cho người dân bị thiệt hại nặng nề do hạn hán và xâm nhập mặn tại Nam Trung bộ, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, đưa Việt Nam vào danh sách 22 nước kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson chúc mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được tín nhiệm cao bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII; chuyển tới Chủ tịch nước và nhân dân Việt Nam lời chào từ ngài Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.
Ngài Jan Eliasson nhấn mạnh, quan hệ giữa Việt Nam với Liên hợp quốc đang phát triển tốt đẹp, Việt Nam đã rất ủng hộ sáng kiến “Một Liên hợp quốc”; đánh giá cao Việt Nam trong vai trò ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 - 2009, ủng hộ Việt Nam ứng cử ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho biết, Liên hợp quốc đánh giá cao Việt Nam đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ.
Các mục tiêu này đang đi vào giai đoạn 2 - phát triển bền vững. Các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc ở giai đoạn phát triển bền vững có quy mô rộng hơn, mang tính quốc tế hơn, có cả mục tiêu trước mắt, cả dài hạn.
Liên hợp quốc mong Việt Nam tiếp tục lồng ghép các mục tiêu này vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và giành được nhiều thành công hơn nữa.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cũng thông báo, trong thời gian ở Việt Nam, ông sẽ đi thăm vùng đồng bằng sông Cửu Long để có thể trực tiếp chứng kiến tác động của hạn hán, xâm nhập mặn đối với đời sống người dân, qua đó sẽ báo cáo với Liên hợp quốc để có những giải pháp hỗ trợ.
Vào cuối tháng 5 này, tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ diễn ra Hội nghị cấp cao về Nhân đạo Thế giới, thảo luận vấn đề thảm họa do con người gây ra, như biến đổi khí hậu, El Nino ở một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Việt Nam cũng đã được đưa vào danh sách các nước kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.
Ngài Jan Eliasson khẳng định, Liên hợp quốc hiểu rõ những khó khăn về hạn hán, xâm nhập mặn mà Việt Nam đang gặp phải, Liên hợp quốc sẽ chung sức với Việt Nam để ứng phó với những tác động của biến đổi khí hậu.
Qua trao đổi, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson đã đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong vấn đề thực hiện quyền con người, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc.
* Cùng ngày, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã hội đàm với Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh hội đàm với Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc, Jan Ellasson. Ảnh: TTXVN
Cùng dự về phía Việt Nam có Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát và lãnh đạo các Bộ Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường.
Tại cuộc hội đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc đã cùng trao đổi về những ưu tiên lớn của cộng đồng quốc tế và Liên hợp quốc hiện nay. Hai bên nhất trí cần thúc đẩy, tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả hai thỏa thuận lớn, mang tính lịch sử liên quan đến lĩnh vực phát triển là Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và Thỏa thuận Paris về Biến đổi khí hậu.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng cảm ơn Liên hợp quốc đang cùng cộng đồng quốc tế tích cực hỗ trợ Việt Nam thực hiện Kế hoạch ứng phó khẩn cấp do Chính phủ Việt Nam đề ra.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cũng đã trao đổi với Phó Tổng Thư ký về tình hình khu vực và diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc khẳng định luôn theo dõi sát tình hình, diễn biến Biển Đông; cho rằng việc giảm căng thẳng phù hợp với lợi ích của các bên liên quan; mong muốn các bên liên quan kiềm chế, giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trên cơ sở luật pháp quốc tế và cần thúc đẩy để đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Liên hợp quốc dành cho Việt Nam trong nhiều năm qua; khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục phát huy vai trò là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế và của Liên hợp quốc, đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung vì một thế giới hòa bình và phát triển bền vững.
Ông Jan Eliasson bày tỏ ấn tượng về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được sau 30 năm đổi mới; đánh giá cao những đóng góp trách nhiệm, có hiệu quả của Việt Nam tại diễn đàn Liên hợp quốc. Kết thúc hội đàm, hai bên nhất trí cần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên hợp quốc để đưa quan hệ đi vào chiều sâu.
Cũng trong buổi chiều, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson đã có buổi nói chuyện với sinh viên Học viện Ngoại giao, đến thăm Bệnh viện Nhi Trung ương, thăm Ngôi nhà xanh chung Liên hợp quốc tại Hà Nội./.
Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về phòng, chống tham nhũng  (04/05/2016)
Việt Nam - Kuwait thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều lĩnh vực  (04/05/2016)
Chủ tịch nước gửi điện mừng kỷ niệm Ngày Nhà Vua Hà Lan  (04/05/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 25-4 đến 1-5-2016)  (04/05/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay