Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu cam kết thúc đẩy đầu tư và bảo đảm an ninh năng lượng
Ngày 02-5-2016, các Bộ trưởng Năng lượng của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã nhất trí về việc cần tăng cường an ninh năng lượng và thúc đẩy đầu tư vào sản xuất, cơ sở hạ tầng và công nghệ nhằm đảm bảo nguồn cung năng lượng ổn định.
Theo hãng tin Kyodo của Nhật Bản, kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày tại thành phố Kitakyushu, Tây Nam Nhật Bản, các Bộ trưởng Năng lượng G7 đã ra tuyên bố chung nêu rõ, năng lượng đóng một vai trò then chốt đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh các cuộc tranh chấp, xung đột và thiên tai thảm họa trên thế giới gia tăng đang đe dọa làm cản trở nguồn cung ổn định, nhóm G7 nhận thấy cần phải tiếp tục vai trò đầu tàu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu.
Trong các phiên thảo luận, các bộ trưởng đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Đức, Italia và Nhật Bản đã nhất trí rằng, cần đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy sản xuất năng lượng đáp ứng nhu cầu được dự báo sẽ tăng về lâu dài tại các thị trường mới nổi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đầu tư toàn cầu vào sản xuất dầu mỏ và khí đốt tự nhiên đã giảm 20% trong năm 2015 trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh.
Trong tuyên bố chung, các bộ trưởng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào các dự án phát triển dầu mỏ và khí đốt, cả trong khu vực công và khu vực tư nhân, nhằm bảo đảm nguồn cung ổn định lâu dài để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh nhu cầu tại châu Á đang ngày càng tăng. Các bộ trưởng G7 khẳng định, cần đẩy mạnh đầu tư xây dựng các nhà máy năng lượng sử dụng nhiên liệu hiệu quả và giảm thiểu tác động đến môi trường, phát triển các công nghệ năng lượng sạch nhằm cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bên cạnh đó, các bộ trưởng cũng kêu gọi lập kế hoạch nhằm bảo đảm nguồn cung khí đốt tự nhiên trong các trường hợp khẩn cấp.
Tuyên bố chung nhất trí nghiên cứu thiết lập một hệ thống thông qua IEA để chia sẻ thông tin về tình hình cung - cầu và các tuyến đường vận chuyển nhằm tránh sự thiết hụt nguồn cung khí đốt. Các bộ trưởng cũng chia sẻ quan điểm về việc phát triển thị trường khí hóa lỏng nhằm hoàn thiện hệ thống định giá theo thị trường, đồng thời cải thiện tình trạng thanh khoản và sự linh hoạt trong giao dịch.
Kết quả của hội nghị trên sẽ được xem xét trong phiên thảo luận của Hội nghị thượng đỉnh thường niên G7 dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 tại Ise-Shima, thuộc tỉnh Mie, miền Trung Nhật Bản./.
Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển châu Á ký bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác  (02/05/2016)
Nga phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam  (02/05/2016)
Tàu Hải quân Pháp cập cảng quốc tế Cam Ranh thăm hữu nghị Việt Nam  (02/05/2016)
Các Đảng Cộng sản tại Nga và Nhật Bản tổ chức tuần hành lớn  (01/05/2016)
33 người tử vong vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ  (01/05/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay