Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á, Ngân hàng phát triển châu Á ký bản ghi nhớ nhằm tăng cường hợp tác
Ngày 02-5-2016, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ký bản ghi nhớ (MoU) tại thành phố Frankfurt của Đức - nơi đang diễn ra Đại hội cổ đông thường niên lần thứ 49 của ADB - nhằm tăng cường hợp tác.
Tuyên bố của AIIB cho biết theo MOU trên, AIIB và ADB nhất trí tăng cường hợp tác, trong đó có việc đồng cấp vốn, ở mức độ kỹ thuật và chiến lược, dựa trên cơ sở “liên kết, giá trị gia tăng, tăng cường thể chế và lợi thế so sánh và lợi ích chung”. Thỏa thuận trên tạo thuận lợi cho các dự án mà hai bên cùng cấp vốn. Hai ngân hàng đã bắt đầu thảo luận về việc đồng tài trợ cho các dự án nước và đường sá. Trong đó, dự án đầu tiên dự kiến sẽ là xây dựng tuyến cao tốc M4 của Pakistan dài 64 km nối khu vực Shorkot và Khanewal ở tỉnh Punjab.
Theo tuyên bố của AIIB, thông qua đồng tài trợ, trao đổi chuyên môn và đối thoại chung về chính sách với các nước thành viên, hai thể chế tài chính trên sẽ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như năng lượng, giao thông, viễn thông, phát triển nông nghiệp và nông thôn, nước sạch, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường. AIIB và ADB cũng sẽ tiến hành các cuộc tham vấn cấp cao và thu thập số liệu nhằm triển khai các Mục tiêu phát triển bền vững và Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, được thông qua tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) tại Paris (Pháp) hồi tháng 12 năm ngoái và đã được 175 nước ký cuối tháng Tư vừa qua.
Được thành lập vào năm 1966 với 67 thành viên, trong đó 48 nước đến từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ADB có trụ sở tại Manila (Philippines) nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo tại khu vực này bằng cách phát triển kinh tế toàn diện, tăng trưởng bền vững và hội nhập khu vực. Trong năm 2015, tổng số vốn tài trợ của ngân hàng này lên tới 27,2 tỷ USD. Trong khi đó, AIIB đặt trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) chính thức được thành lập vào tháng 12-2015 và bắt đầu hoạt động vào tháng 01 vừa qua./.
Nga phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Kinh tế Á - Âu và Việt Nam  (02/05/2016)
Tàu Hải quân Pháp cập cảng quốc tế Cam Ranh thăm hữu nghị Việt Nam  (02/05/2016)
Các Đảng Cộng sản tại Nga và Nhật Bản tổ chức tuần hành lớn  (01/05/2016)
33 người tử vong vì tai nạn giao thông trong hai ngày nghỉ lễ  (01/05/2016)
Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trong Ngày Quốc tế Lao động  (01/05/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay