Chung tay khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, khai thác thủy, hải sản, góp phần ổn định đời sống người dân
08:58, ngày 01-05-2016
TCCSĐT - Ngày 30-4-2016, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 70/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại cuộc làm việc với lãnh đạo các bộ, ngành và các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh về khắc phục hậu quả cá chết bất thường.
Văn bản nêu rõ: Trong khoảng thời gian từ ngày 06 đến ngày 18 tháng 4 năm 2016, khu vực ven biển thuộc địa phận các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hiện tượng thuỷ sản nuôi trồng và thủy, hải sản tự nhiên chết bất thường, không rõ nguyên nhân, gây thiệt hại về kinh tế, môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động nuôi trồng, khai thác, sản xuất, kinh doanh thủy, hải sản, gây tâm lý hoang mang cho người dân.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, các bộ, các địa phương liên quan đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động triển khai các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu, xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, tổ chức thu gom, xử lý môi trường, hướng dẫn, khuyến cáo bà con ngư dân các giải pháp nuôi, khai thác, tiêu thụ thủy, hải sản phù hợp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống người dân.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, trực tiếp đi thị sát tình hình để chia sẻ khó khăn với người dân và có những giải pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do đây là sự việc bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại nước ta trên vùng biển rộng, mặt khác, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị khoa học công nghệ còn hạn chế, nên việc xác định nguyên nhân, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Để sớm khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, khai thác thủy, hải sản, góp phần ổn định đời sống người dân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu:
Các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm, quyết liệt ý kiến chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ được nêu trong thông báo kết luận số 68/TB-VPCP ngày 29-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập ngay các tổ công tác thường trực tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để phối hợp cùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh trên kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan.
Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để có kết luận về nguyên nhân cá chết trong thời gian sớm nhất, cần thuê thêm tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm để tìm rõ nguyên nhân, có kết luận độc lập, khách quan.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản liên quan, đồng thời khẩn trương giúp tỉnh Hà Tĩnh triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên-Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tình hình thực tế sớm thông báo cho ngư dân về thời gian và ngư trường an toàn cho đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản để người dân yên tâm khôi phục sản xuất, sử dụng và tiêu thụ thủy hải sản. Phối hợp với các địa phương chỉ đạo tổ chức kiểm tra, chứng nhận an toàn đối với những thủy, hải sản xa bờ đã đánh bắt, để thuận lợi cho việc mua bán, sử dụng. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các địa phương trong ngày 30-4-2016 trình Thủ tướng Chính phủ phương án hỗ trợ người dân và các hộ kinh doanh ở khu vực bị thiệt hại do cá, thủy hải sản chết bất thường; phương án hỗ trợ người dân tiêu thụ hết số thuỷ hải sản đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan sớm xác định rõ độc tố (nếu có) trong cá và các loại thủy hải sản khác và ảnh hưởng của độc tố đến sức khoẻ con người. Từ đó khuyến cáo người dân sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.
Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hải sản thu mua thủy hải sản đánh bắt xa bờ đã được xác nhận đảm bảo an toàn. Trong ngày 30-4-2016, thiết lập và công bố đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho ngư dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng liên quan nghiên cứu phương án khoanh nợ, giãn nợ những khoản vay cũ, cho vay mới để ngư dân tiếp tục sản xuất; hỗ trợ ngư dân vay ưu đãi khi có nhu cầu chuyển đổi sang làm nghề mới.
Bộ Công an chỉ đạo nắm sát tình hình, xem xét xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Bộ trưởng các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp chỉ đạo để có các giải pháp kiên quyết, kịp thời nhằm không để tình hình diễn biến phức tạp, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực mình phụ trách.
*** Liên quan đến vụ việc ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết hàng loạt, ngày 30-4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVI đã tổ chức họp bàn giải pháp huy động cả hệ thống chính trị cùng hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn do hải sản chết bất thường.
Tỉnh ủy Quảng Bình đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay, đảm bảo ổn định và an ninh trật tự trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Bình quyết định hỗ trợ mỗi tàu đánh cá đánh bắt gần bờ 1 triệu đồng và bù giá 20% cho ngư dân có tàu đánh cá xa bờ khi bán hải sản. Tỉnh cũng vận động, kêu gọi các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Quảng Nam… thu mua hải sản cho ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh. Trước đó, tỉnh Quảng Bình đã sớm chủ động thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn liên quan đến việc cá biển chết bất thường. Hơn 700 tấn gạo cùng hàng trăm triệu đồng đã đến với người dân bước đầu giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Chiều 29-4-2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã có buổi đối thoại tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân và các tiểu thương tại chợ đầu mối hải sản Thọ Quang.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Đà Nẵng lấy mẫu kê khai nguồn gốc xuất xứ thủy hải sản nhập vào và bán ra của ngư dân tiểu thương và ngư dân nhằm cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, nguồn xuất xứ, chất lượng cá. Từ đó, sản phẩm sẽ được minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin cho người mua hàng.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông báo về chất lượng nước ven biển Đà Nẵng sau khi kiểm tra, phân tích. Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước tại các bãi biển Đà Nẵng. Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng khẳng định việc kiểm nghiệm chất lượng nước biển sẽ là việc thường xuyên và kết quả sẽ được công khai để người dân và du khách kiểm chứng. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc như Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Kỹ thuật môi trường... đã hào hứng xuống tắm biển tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng).
Như vậy, bên cạnh sự tập trung, nỗ lực cao nhất từ phía Chính phủ và các bộ, ngành trung ương nhằm sớm tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng hải sản ven biển miền Trung chết bất thường, thì các cấp lãnh đạo địa phương đã có những sự chia sẻ sâu sắc tới những khó khăn do hoạt động sản xuất, khai thác hải sản, du lịch bị đình trệ của bà con các tỉnh bị ảnh hưởng, giúp bà con ngư dân bình tĩnh vượt qua khó khăn này./.
Ngay sau khi xảy ra sự việc, các bộ, các địa phương liên quan đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn chủ động triển khai các hoạt động kiểm tra, lấy mẫu, xác định nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, tổ chức thu gom, xử lý môi trường, hướng dẫn, khuyến cáo bà con ngư dân các giải pháp nuôi, khai thác, tiêu thụ thủy, hải sản phù hợp nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống người dân.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản chỉ đạo, trực tiếp đi thị sát tình hình để chia sẻ khó khăn với người dân và có những giải pháp khắc phục hậu quả. Tuy nhiên, do đây là sự việc bất thường, lần đầu tiên xảy ra tại nước ta trên vùng biển rộng, mặt khác, khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm, cũng như trang thiết bị khoa học công nghệ còn hạn chế, nên việc xác định nguyên nhân, từ đó đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra.
Để sớm khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, khai thác thủy, hải sản, góp phần ổn định đời sống người dân, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu:
Các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm, quyết liệt ý kiến chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các nhiệm vụ được nêu trong thông báo kết luận số 68/TB-VPCP ngày 29-4-2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập ngay các tổ công tác thường trực tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế để phối hợp cùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh trên kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan.
Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan để có kết luận về nguyên nhân cá chết trong thời gian sớm nhất, cần thuê thêm tư vấn nước ngoài có năng lực, kinh nghiệm để tìm rõ nguyên nhân, có kết luận độc lập, khách quan.
Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản liên quan, đồng thời khẩn trương giúp tỉnh Hà Tĩnh triển khai ngay trạm quan trắc tự động từ điểm xả thải của nhà máy Formosa đến trạm quan trắc của Sở Tài nguyên-Môi trường Hà Tĩnh để kiểm tra và lấy mẫu phân tích tự động nhằm kiểm soát việc xả thải của nhà máy.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ tình hình thực tế sớm thông báo cho ngư dân về thời gian và ngư trường an toàn cho đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản để người dân yên tâm khôi phục sản xuất, sử dụng và tiêu thụ thủy hải sản. Phối hợp với các địa phương chỉ đạo tổ chức kiểm tra, chứng nhận an toàn đối với những thủy, hải sản xa bờ đã đánh bắt, để thuận lợi cho việc mua bán, sử dụng. Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và các địa phương trong ngày 30-4-2016 trình Thủ tướng Chính phủ phương án hỗ trợ người dân và các hộ kinh doanh ở khu vực bị thiệt hại do cá, thủy hải sản chết bất thường; phương án hỗ trợ người dân tiêu thụ hết số thuỷ hải sản đánh bắt xa bờ nhằm đảm bảo ổn định cuộc sống cho người dân.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan sớm xác định rõ độc tố (nếu có) trong cá và các loại thủy hải sản khác và ảnh hưởng của độc tố đến sức khoẻ con người. Từ đó khuyến cáo người dân sử dụng thực phẩm bảo đảm an toàn.
Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương chỉ đạo các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến hải sản thu mua thủy hải sản đánh bắt xa bờ đã được xác nhận đảm bảo an toàn. Trong ngày 30-4-2016, thiết lập và công bố đường dây nóng trên các phương tiện thông tin đại chúng, để tập trung chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn kịp thời cho ngư dân.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các tổ chức tín dụng liên quan nghiên cứu phương án khoanh nợ, giãn nợ những khoản vay cũ, cho vay mới để ngư dân tiếp tục sản xuất; hỗ trợ ngư dân vay ưu đãi khi có nhu cầu chuyển đổi sang làm nghề mới.
Bộ Công an chỉ đạo nắm sát tình hình, xem xét xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn.
Bộ trưởng các Bộ: Công an, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Công Thương và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trực tiếp chỉ đạo để có các giải pháp kiên quyết, kịp thời nhằm không để tình hình diễn biến phức tạp, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực mình phụ trách.
*** Liên quan đến vụ việc ô nhiễm nguồn nước khiến cá chết hàng loạt, ngày 30-4, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình khóa XVI đã tổ chức họp bàn giải pháp huy động cả hệ thống chính trị cùng hỗ trợ ngư dân vượt qua khó khăn do hải sản chết bất thường.
Tỉnh ủy Quảng Bình đã chỉ đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội cần tăng cường hơn nữa việc hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân vượt qua khó khăn trong thời điểm hiện nay, đảm bảo ổn định và an ninh trật tự trên địa bàn.
Tỉnh Quảng Bình quyết định hỗ trợ mỗi tàu đánh cá đánh bắt gần bờ 1 triệu đồng và bù giá 20% cho ngư dân có tàu đánh cá xa bờ khi bán hải sản. Tỉnh cũng vận động, kêu gọi các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố khác như Đà Nẵng, Quảng Nam… thu mua hải sản cho ngư dân có tàu đánh bắt xa bờ của tỉnh. Trước đó, tỉnh Quảng Bình đã sớm chủ động thực hiện nhiều giải pháp để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn liên quan đến việc cá biển chết bất thường. Hơn 700 tấn gạo cùng hàng trăm triệu đồng đã đến với người dân bước đầu giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn như hiện nay.
Chiều 29-4-2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng đã có buổi đối thoại tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn cho ngư dân và các tiểu thương tại chợ đầu mối hải sản Thọ Quang.
Theo đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đà Nẵng giao cho Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Đà Nẵng lấy mẫu kê khai nguồn gốc xuất xứ thủy hải sản nhập vào và bán ra của ngư dân tiểu thương và ngư dân nhằm cung cấp rộng rãi cho người tiêu dùng trên các phương tiện truyền thông để người tiêu dùng nắm bắt thông tin, nguồn xuất xứ, chất lượng cá. Từ đó, sản phẩm sẽ được minh bạch, rõ ràng để tạo niềm tin cho người mua hàng.
Trước đó, Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã thông báo về chất lượng nước ven biển Đà Nẵng sau khi kiểm tra, phân tích. Kết quả cho thấy, các thông số chất lượng nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép, đảm bảo yêu cầu phục vụ mục đích thể thao, giải trí dưới nước tại các bãi biển Đà Nẵng. Sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng khẳng định việc kiểm nghiệm chất lượng nước biển sẽ là việc thường xuyên và kết quả sẽ được công khai để người dân và du khách kiểm chứng. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc như Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Kỹ thuật môi trường... đã hào hứng xuống tắm biển tại bãi biển Phạm Văn Đồng (Đà Nẵng).
Như vậy, bên cạnh sự tập trung, nỗ lực cao nhất từ phía Chính phủ và các bộ, ngành trung ương nhằm sớm tìm ra nguyên nhân chính xác của tình trạng hải sản ven biển miền Trung chết bất thường, thì các cấp lãnh đạo địa phương đã có những sự chia sẻ sâu sắc tới những khó khăn do hoạt động sản xuất, khai thác hải sản, du lịch bị đình trệ của bà con các tỉnh bị ảnh hưởng, giúp bà con ngư dân bình tĩnh vượt qua khó khăn này./.
Vietnam Airlines khai thác Boeing 787-9 tuyến Hà Nội-Bắc Kinh  (30/04/2016)
Trung Quốc giải thích việc từ chối cho tàu Mỹ cập cảng Hong Kong  (30/04/2016)
Hàng loạt ngân hàng giảm lãi suất cho vay: Doanh nghiệp thêm cơ hội  (30/04/2016)
Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ dự Lễ hội “Thống nhất non sông”  (30/04/2016)
Biểu tình tại Séc phản đối Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông  (30/04/2016)
S&P xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam mức triển vọng ổn định  (30/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên