Họp báo giới thiệu Chương trình Festival Huế lần thứ 9
Chiều 28-4-2016, tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Ban Tổ chức Festival Huế 2016, đại diện lãnh đạo Bộ Ngoại giao, đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế và đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Huế chủ trì Buổi họp báo để thông báo Chương trình chính thức của Festival Huế lần thứ 9 năm 2016.
Tại Buổi họp báo, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016, cho biết: Festival Huế lần thứ 9-2016 với chủ đề “710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế; Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” sẽ được khai mạc vào ngày 29-4-2016 và bế mạc ngày 04-5-2016. Festival lần này có cơ cấu hợp lý các hoạt động văn hóa, du lịch, nghệ thuật và lễ hội, có sức thu hút đối với công chúng, giữ vững vị thế, thương hiệu quốc tế của Festival Huế; đồng thời, được tổ chức theo hướng không quá dàn trải, tinh gọn; phát huy nội lực, huy động lực lượng văn nghệ sỹ trên địa bàn làm nòng cốt; đẩy mạnh xã hội hóa trong các hoạt động lễ hội.
Theo Ban Tổ chức Festival Huế 2016, liên tục trong 6 ngày đêm, ngoài chương trình biểu diễn hằng đêm của các đoàn nghệ thuật Việt Nam và quốc tế tại Đại Nội và Cung An Định, trên địa bàn tỉnh còn diễn ra các chương trình và lễ hội chính, như: Chương trình Khai mạc; Đêm Hoàng Cung; Chương trình “Lễ hội Quảng Chiếu”; Lễ hội đường phố “Di sản và sắc màu văn hóa”; Lễ hội “Hương Xưa làng Cổ” (tại làng cổ Phước Tích - Huyện Phong Điền); Lễ hội “Chợ quê ngày hội” (tại Cầu Ngói Thanh Toàn - Thị xã Hương Thủy); Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn; Chương trình Áo dài “Nơi huyền thoại bắt đầu”; Chương trình Bế mạc. Ngoài ra, còn có các sự kiện, chương trình hưởng ứng Festival, các chương trình xã hội hóa, các hoạt động văn hóa cộng đồng: Liên hoan “Ẩm thực Quốc tế”, Hội chợ “Thương mại Quốc tế Festival Huế 2016”, Festival Khoa học Huế 2016 “Thành tựu y học với sức khỏe cộng đồng”; Chương trình nhạc Rock, Festival Thơ Huế; Liên hoan “Sắc màu tuổi thơ” của thiếu nhi Huế, Lễ hội Đua thuyền truyền thống trên sông Hương, Lễ hội Diều Huế và trưng bày Diều, Lễ hội Bia…
Festival Huế 2016 có 34 đơn vị nghệ thuật chính thức tham gia, trong đó có 21 đoàn nghệ thuật quốc tế đến từ 17 quốc gia trên thế giới. Đối với các đoàn nghệ thuật trong nước, ngoài việc huy động tối đa lực lượng nghệ sĩ biểu diễn của địa phương từ Nhà hát Nghệ thuật Cung đình Huế, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, Học viện Âm nhạc Huế, Festival Huế 2016 tiếp tục có sự tham gia biểu diễn của các đoàn nghệ thuật đặc sắc trong cả nước: Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long - Hà Nội, Nhà hát Ca múa nhạc Dân gian Việt Bắc - Thái Nguyên, Nhà hát Ca múa nhạc Dân tộc Bông Sen, thành phố Hồ Chí Minh, Liên đoàn Xiếc Việt Nam...
Ban Tổ chức Festival Huế 2016 còn cho biết, trong khuôn khổ của Festival Huế, ngày 29-4-2016, tại thành phố Huế diễn ra Phiên họp đầu tiên của Dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố Văn hóa của Diễn đàn Hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh (FEALAC)” tập trung vào chuyên đề: “Di sản văn hóa và phát triển bền vững” và xem xét việc thành lập Mạng lưới các Thành phố văn hóa của Diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh. Tham dự Phiên họp có 69 đại biểu của 29 đơn vị đến từ 16 quốc gia.
Được biết, Festival Huế 2016 thu hút sự quan tâm của gần 100 cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế với gần 600 phóng viên đăng ký tác nghiệp./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp Ban liên lạc cựu Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (28/04/2016)
Diễn đàn ASEAN về an toàn, vệ sinh lao động (28/04/2016)
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam