Đổi mới quan hệ lao động là "chìa khóa" để hưởng lợi từ hội nhập
Chính phủ Việt Nam, công đoàn và tổ chức đại diện người sử dụng lao động vừa cùng thể hiện những cam kết mạnh mẽ nhằm cải thiện pháp luật, thiết chế về quan hệ lao động để phù hợp với các yêu cầu liên quan đến lao động trong các hiệp định thương mại tự do mới, bao gồm Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) Việt Nam-EU.
Đây là một trong những nội dung của tuyên bố chung ba bên do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng đưa ra tại Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam lần thứ 1 vào ngày 19-4 tại Hà Nội.
Tuyên bố chung nêu rõ: “Chúng tôi cam kết hợp tác với các đối tác trong việc tôn trọng, thúc đẩy và thực hiện các nguyên tắc trong Tuyên bố 1998 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lĩnh vực lao động, bao gồm nỗ lực nghiên cứu khả năng phê chuẩn các công ước cơ bản còn lại của ILO”.
Trong số 16 hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia, TPP là thỏa thuận thương mại tự do đầu tiên bao gồm các điều khoản về lao động. TPP và FTA Việt Nam-EU không tạo ra bất kỳ tiêu chuẩn lao động quốc tế mới nào nhưng đòi hỏi Việt Nam thông qua và duy trì trong luật pháp, quy định và thực hành những quyền được nêu trong Tuyên bố 1998 của ILO gồm: Tự do liên kết, quyền tổ chức và thương lượng tập thể, xóa bỏ lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Phát biểu tại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Minh Huân cho biết: “Ở tầm quốc gia, Việt Nam sẽ phải điều chỉnh, bổ sung luật pháp quốc gia cho tương thích với những cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Việt Nam sẽ xây dựng, tổ chức bộ máy, cơ chế và dành những nguồn lực cần thiết để thực thi có hiệu quả các cam kết đó”.
Trọng tâm của yêu cầu của TPP là Việt Nam cần tôn trọng nguyên tắc tự do liên kết và đây được coi là phần khó nhất trong chương lao động của TPP. Hiện nay, mọi tổ chức công đoàn tại Việt Nam đều phải thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Khi gia nhập TPP, người lao động sẽ có quyền tự do thành lập hoặc gia nhập tổ chức mà họ lựa chọn ở cấp doanh nghiệp. Các tổ chức này có thể có hoặc không thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
Giám đốc ILO Việt Nam Tiến sỹ Chang-Hee Lee cho biết: “Việt Nam sẽ phải thực hiện một cuộc cải cách quan trọng, đặc biệt là hệ thống quan hệ lao động nếu Việt Nam muốn đủ điều kiện để hưởng lợi về kinh tế từ TPP. Đây là một thay đổi quan trọng không chỉ đối với người lao động và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam mà còn đối với người sử dụng lao động và Chính phủ”.
Tiến sỹ Chang-Hee Lee nhấn mạnh: “Người sử dụng lao động có thể phải ứng phó với các tổ chức của người lao động không thuộc Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam tại nơi làm việc. Chính phủ sẽ phải xây dựng một hệ thống hiệu quả để xác nhận các tổ chức này với tư cách là tổ chức đại diện của người lao động tham gia vào thương lượng tập thể và các hành động tập thể khác trong quan hệ lao động”.
Diễn đàn Quan hệ lao động Việt Nam sẽ là diễn đàn ba bên cao cấp được tổ chức định kỳ, nơi lãnh đạo các đối tác ba bên (Chính Phủ, đại diện doanh nghiệp, đại diện người lao động) cùng với các đối tác khác và ILO đánh gái những tiến bộ, thành tự và những thách thức, tồn tại trong việc thực hiện pháp luật quốc gia và các cam kết quốc tế của Việt Nam về lao động./.
Việt Nam trở thành thành viên của ILO từ năm 1992 và đã phê chuẩn 21 công ước của ILO bao gồm 5 trong số 8 công ước cơ bản. Các công ước cơ bản còn lại mà Việt Nam chưa phê chuẩn liên quan đến tự do hiệp hội, quyền thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức.
Ba xã ở Lai Châu sẽ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội trước 1 tuần  (19/04/2016)
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống, tổ chức thực hiện có hiệu quả  (19/04/2016)
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII  (19/04/2016)
Hội nghị cán bộ toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII  (19/04/2016)
Dựa vào dân để nâng cao hiệu quả ứng phó với biến đổi khí hậu  (19/04/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên