Hợp tác giáo dục là ưu tiên hàng đầu trong quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Chiều 13-4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp giáo sư Thomas Vallely, Đại học Harvard (Hoa Kỳ).
Tại buổi tiếp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ nhằm đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, trong đó quyết tâm đẩy mạnh thực hiện ba đột phá trọng tâm lớn gồm hoàn thiện kết cấu hạ tầng hiện đại; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; hoàn thiện hệ thống luật pháp và thể chế; tiếp tục đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động hội nhập quốc tế và coi trọng quan hệ với các nước lớn.
Thủ tướng khẳng định Hoa Kỳ là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện tháng 7-2013 và sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của giáo sư Thomas Vallely, coi ông như một người bạn thân thiết của Việt Nam trong việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục nói riêng và quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung; khẳng định hợp tác về giáo dục - đào tạo là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam.
Thủ tướng đề nghị trong thời gian tới, Đại học Harvard tập trung vào các vấn đề như kiến nghị chính sách vĩ mô cho Việt Nam.
Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam rất coi trọng Chương trình lãnh đạo cấp cao Việt Nam (VELP), coi đây là diễn đàn quan trọng để lãnh đạo Việt Nam trao đổi chính sách và cập nhật các thông tin toàn cầu về quản lý, góp phần hỗ trợ hoạch định chính sách công phù hợp.
Giáo sư Thomas Vallely chúc mừng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Giáo sư Thomas Vallely cho rằng, Đại học Harvard mong muốn được tăng cường quan hệ nghiên cứu, hỗ trợ Việt Nam chiến lược phát triển kinh tế nhằm đưa đất nước phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh hơn trong thời gian tới, cũng như trao đổi với Việt Nam về tình hình kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu.
Đại học Harvard cam kết gắn bó chặt chẽ với các chương trình nghiên cứu, hỗ trợ Việt Nam trong quá trình đổi mới, phát triển; đồng thời, sẽ nỗ lực cùng với phía Việt Nam tìm thêm nguồn tài trợ cho chương trình VELP. Theo đó, Chương trình Lãnh đạo cấp cao Việt Nam sẽ được tiếp tục tổ chức tại Đại học Harvard trong thời gian tới./.
Phân công công tác của Thủ tướng và các Phó Thủ tướng Chính phủ  (13/04/2016)
Đẩy mạnh triển khai các công tác chuẩn bị cho Năm APEC 2017  (13/04/2016)
Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp xúc cử tri Hải Phòng  (13/04/2016)
Hội đồng bầu cử quốc gia họp phiên đầu tiên sau kiện toàn  (13/04/2016)
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm và chúc Tết tại Nam Lào  (13/04/2016)
Cảnh báo tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt đang chững lại  (13/04/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên