Việt Nam - Điểm đến của các doanh nghiệp Italy trong ASEAN
Hội thảo do Đại sứ quán Việt Nam tại Italy phối hợp với Assolombarda tổ chức, có sự tham dự của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Italy Cao Chính Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Italy-ASEAN, cựu Tổng thống Italy Enrico Letta, Phó trưởng Ban Thương mại EU - thành viên đoàn đàm phán FTA EU-Việt Nam Raffaele Petriccione, Chủ tịch Assolombarda Gianfelice Rocca và hơn 50 doanh nghiệp hàng đầu khu vực Tây Bắc Italy.
Phát biểu tại hội thảo, phía Italy đánh giá cao hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam sẽ mang lại nhiều lợi thế và lợi ích cho các doanh nghiệp của Italy không chỉ ở thị trường Việt Nam mà còn ở cả thị trường ASEAN rộng lớn.
Chủ tịch Assolombarda Gianfelice Rocca nhận định ASEAN là một cộng đồng quan trọng với tiềm năng lớn về phát triển kinh tế cũng như trao đổi thương mại EU-ASEAN.
Cựu Thủ tướng Enrico Letta khẳng định Việt Nam là nền kinh tế năng động nhất trong khu vực ASEAN đồng thời nhận định Italy sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ FTA EU-Việt Nam vì là một nước có nhiều lợi thế bổ sung. Tuy nhiên, ông khuyến cáo các doanh nghiệp Italy cần phải thay đổi cách tiếp cận, không chỉ đầu tư và sản xuất tại Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà nên hướng tới mục tiêu tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Thành viên phái đoàn đàm phán của EU, ông Raffaele Petriccione khẳng định FTA EU-Việt Nam là một hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, toàn diện hơn các hiệp định khác với mức độ tự do hóa cao hơn WTO.
Ông Petriccione nhấn mạnh bên cạnh việc thiết lập khung pháp lý cần thiết cho các hoạt động thương mại và đầu tư, các doanh nghiệp Italy cần tăng cường đến Việt Nam để hiểu rõ hơn về thị trường và tìm hiểu các đối tác.
Về phần mình, Đại sứ Cao Chính Thiện nhấn mạnh quan hệ Việt Nam-Italy đang ngày càng khăng khít và hứa hẹn tiềm năng phát triển hơn bao giờ hết, khuôn khổ pháp lý ngày càng được củng cố, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hai nước yên tâm hợp tác và kinh doanh. Việc Việt Nam được các nước đánh giá là điểm đến đầu tư hấp dẫn và là bạn hàng thương mại tin cậy là cơ hội và điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Italy và Việt Nam hợp tác làm ăn vì lợi ích của cả hai bên.
Trao đổi với phóng viên, ông Enrico Letta đánh giá hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam là động lực và cơ sở rất quan trọng để tăng cường quan hệ thương mại EU-Việt Nam nói chung và Italy-Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là thị trường có tiềm năng lớn, với tốc độ mở cửa nhanh, tốc độc phát triển cao và có nhiều thế mạnh như hệ thống chính trị ổn định, dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động rẻ nhưng có trình độ tốt. Đây là những cơ hội rất tốt cho các doanh nghiệp của hai nước hợp tác và doanh nghiệp Italy cần chủ động nắm bắt cơ hội này./.
Đại biểu Quốc hội đặt kỳ vọng ở bộ máy Chính phủ nhiệm kỳ tới  (10/04/2016)
Các hoạt động giao lưu văn hóa, lễ hội trong ngày nghỉ cuối tuần  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại của Đảng trong tình hình mới  (10/04/2016)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên