Cuộc đàm phán hòa bình Syria bắt đầu tại Geneva
Ngày 14-3-2016, các cuộc hòa đàm nhằm kết thúc cuộc nội chiến tại Syria do Liên hợp quốc bảo trợ đã bắt đầu diễn ra tại Geneva (Thụy Sĩ).
Các cuộc đàm phán được mong chờ này diễn ra đúng dịp 5 năm ngày bùng phát xung đột tại Syria, đánh dấu nỗ lực mới nhất nhằm chấm dứt tình trạng đổ máu, vốn đã cướp đi sinh mạng của hơn 270.000 người và khiến hàng triệu người dân Syria mất nhà cửa.
Đặc phái viên Liên hợp quốc về Syria Staffan de Mistura cho biết, cuộc hòa đàm lần này có thể kéo dài tới 10 ngày. Ông đã cảnh báo nếu đàm phán lần này thất bại thì sẽ chẳng có giải pháp thay thế nào để giải quyết xung đột tại Syria.
Mặc dù các nhà phân tích đánh giá đã có nhiều thay đổi kể từ vòng đàm phán trực tiếp cuối cùng bị đổ vỡ hồi tháng 2 vừa qua, trong đó có việc các bên đang thực thi thỏa thuận ngừng bắn tạm thời, song vấn đề tương lai của Tổng thống Bashar al Assad được cho là rào cản lớn khiến cuộc hòa đàm khó đạt đột phá. Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem tuyên bố kể cả ông Mistura cũng “không có quyền” bàn về các cuộc bầu cử tổng thống trong tương lai của Syria, mà quyền này chỉ dành cho người dân Syria mà thôi. Trong khi đó, Uỷ ban đàm phán cấp cao (HNC) - đại diện cho một liên minh rộng lớn gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria, cho rằng cuộc đàm phán lần này cần tập trung vào việc thành lập một chính phủ quá độ và ông Assad phải từ bỏ quyền lực để bắt đầu giai đoạn quá độ này.
Theo dự kiến, các cuộc đàm phàn lần này cũng sẽ thảo luận về ý tưởng được Nga và Mỹ ủng hộ về một “nhà nước liên bang” cho Syria trong tương lai, coi đây là giải pháp khả thi nhất để duy trì sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Syria trong hoàn cảnh “chia năm xẻ bảy” như hiện nay. Theo ý tưởng này, Syria sẽ có ba “bang” cho ba thế lực mạnh nhất hiện nay gồm khu vực thuộc chính quyền Syria, thuộc phe đối lập và thuộc người Kurd Syria. Ý tưởng này còn tính đến phân chia địa bàn hiện do lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng chiếm đóng sau khi tổ chức khủng bố này bị xóa sổ. Theo đó, chính quyền Syria sẽ tiếp quản thành phố Raqqa - “thủ đô” hiện nay của IS. Phe đối lập tiếp quản phần lớn địa bàn của IS hiện tại. Tuy nhiên, cả Chính phủ Syria và một số nhóm đối lập vẫn chưa nhất trí với ý tưởng này./.
Kinh tế - xã hội Đồng Nai: Kết quả năm 2015 và triển vọng năm 2016  (14/03/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 07 đến ngày 13-3-2016  (14/03/2016)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp xúc cử tri tại Bắc Giang  (13/03/2016)
Tiếp nhận nhiều hiện vật quý về Báo chí Cách mạng Việt Nam  (13/03/2016)
Đại tướng Đỗ Bá Tỵ tiếp xúc song phương bên lề ACDFIM-13  (13/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay