Thường vụ Quốc hội nhất trí bổ sung 159 kiểm sát viên cao cấp
Tờ trình của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nêu rõ hiện nay, tổng số kiểm sát viên cao cấp ngành kiểm sát nhân dân là 182 người (157 người của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao; 25 người của Viện Kiểm sát quân sự Trung ương).
Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong khi chờ cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng thể nhu cầu biên chế, cơ cấu ngạch công chức của Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị bổ sung 272 kiểm sát viên cao cấp để tăng thêm cho Viện Kiểm sát nhân dân tối cao 31 người; Viện Kiểm sát quân sự 15 người, Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao 161 người và Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh 65 người. Tổng số kiểm sát viên cao cấp ngành kiểm sát nhân dân cần có là 454 người.
Thẩm tra tờ trình của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị giao chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp, đa số ý kiến của Ủy ban Tư pháp cho rằng kiểm sát viên cao cấp là ngạch kiểm sát viên mới và căn cứ những thẩm quyền mới theo quy định của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, Luật xử lý vi phạm hành chính và các luật khác vừa được Quốc hội thông qua thì trước mắt bổ sung chỉ tiêu Kiểm sát viên cao cấp cho Viện kiểm sát nhân dân là cần thiết, còn việc quyết định tổng thể về biên chế, cơ cấu các ngạch kiểm sát viên sẽ được xem xét khi các Đề án về vị trí việc làm, biên chế của Viện kiểm sát nhân dân được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong trường hợp bổ sung một số chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp cho Viện kiểm sát nhân dân thì phải bảo đảm một số nguyên tắc như không tăng biên chế, chế độ tiền lương của chức danh kiểm sát viên cao cấp được bổ nhiệm không ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước và chỉ bổ sung số lượng tối thiểu hợp lý trong tổng thể cơ cấu các ngạch kiểm sát viên, phù hợp với yêu cầu công việc phải có chức danh kiểm sát viên cao cấp, phù hợp về chế độ, chính sách chung trong toàn bộ hệ thống chính trị.
Qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết nhất trí bổ sung 159 kiểm sát viên cao cấp cho ngành kiểm sát nhân dân, theo đề nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và kết quả thẩm tra của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao được đồng ý bổ sung 16 chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp; Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao được bổ sung 63 chỉ tiêu; 61 tỉnh, thành phố được đồng ý 1 chỉ tiêu/1 tỉnh, thành phố, riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được đồng ý 2 chỉ tiêu; Viện Kiểm sát quân sự được bổ sung 15 chỉ tiêu. Như vậy, ngành kiểm sát nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bổ sung 159 kiểm sát viên cao cấp.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh đây là chỉ tiêu tạm giao ở mức tối thiểu để ngành kiểm sát nhân dân triển khai thực hiện nhiệm vụ. Theo Chủ tịch Quốc hội, việc bổ sung chỉ tiêu kiểm sát viên cao cấp như vậy là quá chậm, bởi bộ máy tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân các cấp đã được thành lập theo Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân năm 2014, ảnh hưởng đến tiến độ triển khai công tác của ngành kiểm sát nhân dân./.
Lãnh đạo huyện cần giảm bớt hội họp  (18/02/2016)
Nhiều địa phương tổ chức Hội nghị hiệp thương bầu cử Quốc hội  (18/02/2016)
Trung Quốc lên tiếng xác nhận đã đưa vũ khí ra Hoàng Sa  (18/02/2016)
Thảo luận dự án Luật Báo chí, Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em  (18/02/2016)
Đoàn thuyền buồm quốc tế Clipper Race 2015-2016 đến Đà Nẵng  (18/02/2016)
An ninh kinh tế toàn cầu 2016: Từ góc nhìn dự báo  (18/02/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm