Hà Nội: Sẽ xây dựng thêm 350 trường học đạt chuẩn quốc gia
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thành phố đang phấn đấu từ nay đến năm 2020 sẽ đưa tỷ lệ các trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia lên mức 65% - 70%.
Trong đó, riêng cấp trung học phổ thông (THPT) công lập đạt chuẩn sẽ đạt mức 85% - 90%. Giai đoạn 2016 - 2020, toàn thành phố sẽ phấn đấu xây dựng thêm 350 trường đạt chuẩn quốc gia.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng cho biết, quá trình xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hiện gặp khó khăn về quỹ đất tại các quận nội thành, nơi có định mức học sinh cao hơn quy định. Hiện nay, cấp học có tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đang ở mức thấp là mầm non (38,1%) và THPT (44%). Một số huyện có điều kiện kinh tế khó khăn khiến việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng gặp nhiều trở ngại, nhất là các huyện có xã miền núi như: Phú Xuyên, Ba Vì, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Quốc Oai, Thạch Thất và Chương Mỹ.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố, số trường chuẩn quốc gia đến thời hạn công nhận lại tăng nhanh; số phòng học tạm, phòng học bán kiên cố xuống cấp ở các huyện, thị xã còn nhiều (khoảng 2.200 phòng)... Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố và các đơn vị liên quan tiếp tục quan tâm đầu tư kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, trong đó ưu tiên cấp học mầm non và THPT; hỗ trợ kinh phí cho các huyện có tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia thấp và điều kiện kinh tế khó khăn. Đồng thời, thành phố và các đơn vị cũng cần hỗ trợ kinh phí xóa phòng học tạm, phòng học bán kiên cố đã xuống cấp cho các huyện, thị xã; tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và bổ sung quỹ đất để xây dựng trường học cho các quận nội thành có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia thấp và định mức học sinh quá cao như: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng Mai…
Giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội có thêm 537 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, đưa tỷ lệ trường đạt chuẩn toàn thành phố lên mức 44,8%. Trong đó, quận Long Biên và Bắc Từ Liêm là hai đơn vị có tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia đạt trên 80%./.
Thực hiện Quyết định 63/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất  (01/02/2016)
Chủ tịch nước thăm và chúc Tết tại Nghệ An  (31/01/2016)
Đại tướng Ngô Xuân Lịch thăm và chúc Tết tại tỉnh Hà Nam  (31/01/2016)
Việt Nam lên tiếng về việc tàu Mỹ tiến sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa  (31/01/2016)
Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Saudi Arabia thăm chính thức Việt Nam  (31/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển