Chủ động các biện pháp chăm lo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán
Đây là phiên họp thường kỳ đầu tiên của Chính phủ trong năm 2016, diễn ra trong thời gian Chính phủ và các địa phương đang tích cực các hoạt động chuẩn bị, bảo đảm cho nhân dân cả nước đón Tết Nguyên đán Bính Thân 2016 vui tươi, an toàn, tiết kiệm và văn minh.
Tại phiên họp này, ngoài việc đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2013/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng; việc thu, nộp tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam; việc nộp lợi nhuận sau thuế còn lại theo Nghị định số 204/2013/NĐ-CP đối với doanh nghiệp do tổ chức Đảng thành lập và quản lý;...
Tổng hợp của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại phiên họp cho thấy, trong tháng 01, các bộ, ngành, địa phương đã chủ động đề ra chương trình hành động triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương và tăng cường các biện pháp bình ổn thị trường, giá cả, chuẩn bị cho nhân dân đón Tết Nguyên đán vui tươi, lành mạnh và tiết kiệm.
Chỉ số giá tiêu dùng ổn định không tăng so với tháng trước; sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ; sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển, các địa phương đang tập trung lấy nước, làm đất gieo cấy lúa Đông Xuân.
Khu vực dịch vụ phát triển ổn định; tổng cầu và sức mua tiếp tục được cải thiện; các ngành và địa phương đang tăng cường chỉ đạo bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa phục vụ Tết Nguyên đán; khách quốc tế đến Việt Nam tăng cao.
Kim ngạch xuất khẩu tăng, nhập siêu giảm mạnh; thu hút và giải ngân vốn FDI tăng cao so với cùng kỳ; vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân đạt khá. Hoạt động phát triển doanh nghiệp tiếp tục có chuyển biến; số doanh nghiệp đăng ký mới và quy mô doanh nghiệp tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
An sinh xã hội được bảo đảm; đời sống của người dân, đặc biệt là gia đình chính sách, người nghèo, người già neo đơn,… được quan tâm; công tác thông tin truyên truyền, bảo đảm an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm được chú trọng; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, bảo đảm tuyệt đối an toàn trong thời gian diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Các thành viên Chính phủ cũng nhìn nhận những dự báo bất lợi từ sự phục hồi chậm và thiếu vững chắc của kinh tế thế giới, giá dầu thế giới giảm mạnh và chưa có dấu hiệu phục hồi sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, nhất là thu ngân sách nhà nước.
Tại một số địa phương trong nước, đợt rét đậm, rét hại và băng tuyết vừa qua đã gây ra nhiều thiệt hại đối với cây trồng và chăn nuôi gia súc ở các tỉnh miền núi phía Bắc, cần tập trung chỉ đạo có biện pháp khắc phục, nhất là bảo vệ và phòng, chống dịch bệnh cho trâu bò.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Sở Công Thương làm tham mưu cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường công tác chuẩn bị, nhất là chuẩn bị nguồn hàng, bình ổn giá.
Theo số liệu chưa đầy đủ, đến hết ngày 31-12-2015 đã có 48 tỉnh, thành phố có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại, dự trữ nguồn hàng bảo đảm Tết Nguyên đán này không thiếu, bảo đảm đủ nguồn cung hàng hóa, nhất là hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh trong dịp Tết. Đây cũng là biện pháp hữu hiệu nhằm bảo đảm không có biến động lớn về giá cả.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị bên cạnh bảo đảm tốt cung cầu hàng hóa trong dịp Tết, các bộ, ngành, địa phương cần hết sức lưu ý đến các biện pháp tăng cường quản lý giá cả, thị trường, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; xử lý nghiêm các hàng vi buôn lậu, làm hàng giả, hàng nhái, găm hàng gây sốt giá, trục lợi bất chính.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý các cơ quan chức năng trong dịp Tết cần tăng cường hơn nữa các biện pháp bảm đảm trật tự an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa, trấn áp các loại hình tội phạm, bảo đảm cuộc sống bình yên cho nhân dân vui Xuân đón Tết an toàn; tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát, tổ chức hoạt động lễ hội đầu Xuân, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục,…
Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhiệt liệt chào mừng thành công của Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; chúc mừng các vị lãnh đạo Chính phủ, các thành viên Chính phủ được Trung ương tín nhiệm bầu vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Đánh giá chung tình hình kinh tế - xã hội thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Quốc hội và Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Bên cạnh những thuận lợi cũng như những kết quả tích cực đạt được, tình hình cũng có những khó khăn nhất định, trong đó nổi lên đó là giá dầu thế giới giảm mạnh; kinh tế thế giới phục hồi chậm, thiếu vững chắc và tăng trưởng thấp; những diễn biến phức tạp ở Biển Đông,… Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành địa phương quan tâm, theo dõi chặt chẽ để có những biện pháp chỉ đạo, xử lý bằng chính sách kịp thời, phù hợp.
Với tinh thần đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương quan tâm thúc đẩy, triển khai thực hiện nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đã đề ra một cách đồng bộ, toàn diện, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, có mục tiêu cụ thể, rõ ràng.
Đáng chú ý, Thủ tướng chỉ đạo cần hết sức quan tâm kiểm soát tốt lạm phát, giá cả; không ngừng củng cố và tăng cường sự ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục mở rộng thị trường, thúc đẩy xuất khẩu phải kiểm soát chặt chẽ nhập siêu, giữ mức nhập siêu theo như kế chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương hết sức quan tâm tới nhiệm vụ khắc phục thiệt hại của đợt rét đậm, rét hại vừa qua; phối hợp tốt giữa trung ương với địa phương nhằm hỗ trợ đồng bào khôi khục sản xuất, thay thế đàn gia súc, vật nuôi bị chết do không khí lạnh.
Thủ tướng giao Bộ Tài chính ứng ngân sách cho các tỉnh hỗ trợ đồng bào phù hợp với quy định; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội quan tâm hỗ trợ tín dụng đặc thù để người dân vay vốn, sớm khôi phục sản xuất sau thiên tai.
Trước tình hình hạn hán, tình trạng xâm nhập mặn, Thủ tướng cũng yêu cầu bộ, ngành hữu quan sớm xây dựng để trình ban hành 1 Chỉ thị của Thủ tướng với các giải pháp, biện pháp hiệu quả trong ứng phó, các chính sách hỗ trợ đồng bào kịp thời khôi phục, ổn định và phát triển sản xuất.
Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương chủ động hơn nữa trong hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng, chuẩn bị tốt các điều kiện bước vào hội nhập, tận dụng tối đa các cơ hội, lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, nhất là những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam ký kết với các đối tác lớn mang lại.
Lưu ý các ngành, các cấp và chính quyền các địa phương về công tác đảm bảo, chăm lo cho nhân dân đón Tết Nguyên đán, Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm tốt cân đối cung cầu, chất lượng hàng hóa, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát tốt thị trường giá cả; thực hiện hiệu quả công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Đặc biệt, cần hết sức lưu ý đến các đối tượng chính sách, người có công, người nghèo, đồng bào vùng sâu vùng xa,… bảo đảm cho nhân dân đón Tết vui tươi, an toàn, lành mạnh; tiết kiệm.
Cũng liên quan nhiệm vụ này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo ngành giao thông phải chủ động các giải pháp bảo đảm phương tiện đi lại cho nhân dân, nhất là công nhân ở các khu công nghiệp về quê ăn Tết; không để xảy ra tình trạng thiếu phương tiện đi lại, gây khó khăn nhân dân có nhu cầu đi lại dịp Tết.
Lực lượng Công an cả nước tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an chính trị, trật tự an toàn xã hội; kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt pháo nổ trong dịp Tết; thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống cháy nổ; tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát; siết chặt kỷ cương, kỷ luật, bảo đảm trật tự an toàn giao thông và phải giảm được số người bị thương, số người bị chết do tai nạn giao thông trong dịp Tết Bính Thân 2016./.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng  (30/01/2016)
Tổng Bí thư tiếp Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc  (30/01/2016)
Lãnh đạo các chính đảng nước ngoài gửi điện chúc mừng Tổng Bí thư  (30/01/2016)
Vai trò của công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn đối với phát triển kinh tế - xã hội nước ta hiện nay  (29/01/2016)
Văn phòng Chính phủ họp báo thường kỳ tháng 01-2016  (29/01/2016)
Dự luận quốc tế đánh giá cao Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam  (29/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển