Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 11-01 đến ngày 17-01-2016)
22:12, ngày 18-01-2016
TCCSĐT - Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này. Các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông.
Gặp gỡ phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 11-01-2016, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi Gặp gỡ đầu năm với đại diện các Đại sứ quán, phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2016.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam là những nhịp cầu đưa Việt Nam gần hơn với thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, trong năm 2015 vừa qua, các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam chính là những người đã theo sát từng sự kiện, phản ánh chân thực và đưa tin kịp thời về tình hình Việt Nam. Thứ trưởng cho rằng, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam sẽ không được biết đến rộng rãi và hiệu ứng lan truyền sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thông tin, truyền tải hình ảnh, thông điệp của Việt Nam đến thế giới. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời về các sự kiện đối ngoại của Việt Nam cũng như các vấn đề phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quan tâm; đồng thời hỗ trợ, gắn kết phóng viên nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.
Thay mặt Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc chúc các vị Đại sứ, phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa Việt Nam - Hungary
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijj ártó Peter đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 13-01-2016.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác song phương trên các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, văn hóa, giáo dục-đào tạo, hợp tác phát triển, quốc phòng, an ninh. Việt Nam và Hungary nhất trí duy trì trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là tại Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEM. Hai bên cũng thống nhất duy trì cơ chế tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao thường niên, đồng thời mở rộng hợp tác giữa Học viện Ngoại giao và các Viện nghiên cứu của hai nước. Hai bên vui mừng nhận thấy kim ngạch thương mại song phương phát triển tích cực thời gian qua và nhất trí tăng cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hungary, phối hợp tổ chức hội thảo, hội chợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa hai nước có mặt nhiều hơn trên thị trường của nhau.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa-thể thao và du lịch, tài nguyên môi trường, y tế, nông nghiệp… Đồng thời, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí phát huy hơn nữa vai trò của mỗi bên trong việc thúc đẩy kết nối, tăng cường hợp tác giữa khu vực Đông Nam Á-Trung Đông Âu nói riêng cũng như quan hệ ASEAN-EU nói chung. Lãnh đạo hai bên hài lòng về quan hệ giữa hai nước phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, kinh tế thương mại trong những năm qua. Việt Nam và Hungry nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Hungary tại Việt Nam; đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp, y tế và môi trường.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 11-01-2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông cáo báo chí của Cục Hàng không Việt Nam về các hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh). Liên quan tới vấn đề này, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra nhiều lập luận sai trái và nguy hiểm, uy hiếp đến hoạt động bình thường và an toàn hàng không tại Biển Đông.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc Trung Quốc tuyên bố “các chuyến bay thử nghiệm và hiệu chuẩn của Trung Quốc tới sân bay mới xây dựng trên Vĩnh Thử là hoạt động hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc” là cố tình khẳng định toàn bộ hành lang bay từ Đảo Hải Nam qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh đến bãi Chữ Thập thuộc vùng trời chủ quyền của Trung Quốc. Đây là tuyên bố hết sức sai trái và phi lý, trực tiếp đe dọa đến hoạt động bình thường và an toàn hàng không dân dụng tại Biển Đông.
Hơn nữa, tuyên bố của Trung Quốc cho rằng việc tàu bay của Trung Quốc bay vào, bay cắt ngang hệ thống đường hàng không quốc tế đã được các quốc gia liên quan và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thiết lập "hoàn toàn là quyền tự do của Trung Quốc mà không phải tuân thủ bất kỳ quy định, quy tắc quốc tế nào về an toàn hàng không" rõ ràng làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc của Việt Nam cũng như cộng đồng hàng không quốc tế về trách nhiệm của một quốc gia đối với vấn đề bảo đảm an toàn hàng không. Cục Hàng không Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hoạt động bay tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì an toàn hàng không ở Biển Đông.
Về việc Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng đã gửi thông báo tới phía Việt Nam về các chuyến bay nói trên, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã tổ chức kiểm tra công văn, điện văn, fax, e-mail, điện tín... tại tất cả các cơ quan, đơn vị có địa chỉ liên quan đã được công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không Việt Nam (AIP) và liên lạc trực thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam từ 0 giờ 00 ngày 28-12 đến ngày 29-12-2015 (trong đó kiểm tra hơn 19.000 điện văn hàng không), nhưng hoàn toàn không nhận được bất cứ thông báo nào như phía Trung Quốc tuyên bố. Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, việc thông báo của cơ quan ngoại giao Trung Quốc cho cơ quan ngoại giao Việt Nam không thể thay thế cho việc thông báo bay và thiết lập liên lạc thoại trong vùng trời có kiểm soát với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu theo quy trình hàng không để đảm bảo an toàn và điều hòa cho các hoạt động bay.
Liên quan đến việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ Hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung "thành phố Tam Sa - Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa”, ngày 15-01-2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phát biểu phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này... Các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông".
Trả lời về việc tàu bay Trung Quốc bay ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-01-2016. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, ngày 07-01-2016, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành 2 công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho phía Trung Quốc ngày 02 và ngày 07-01-2016 phản đối hoạt động bay của Trung Quốc ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam khẳng định rõ hoạt động này của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông. Ngày 14-01-2016, Liên hợp quốc đã cho lưu hành 2 công hàm này như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70.
Thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động khủng bố, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo,… tại nhiều khu vực diễn ra vô cùng gay gắt, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền và an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, các nhóm khủng bố, tổ chức tội phạm quốc tế thường có xu hướng lợi dụng hoạt động hàng không để tiến hành phá hoại, gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh hàng không dân dụng trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang ngày càng lo ngại và thắt chặt các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, các tổ chức khủng bố hay tội phạm sẽ tìm những kẽ hở, “hàng rào thưa” để phá hoại. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không đối với các quốc gia cũng như Việt Nam đòi hỏi ngày càng phải được chú trọng hơn nữa./.
Ngày 11-01-2016, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ Ngoại giao tổ chức buổi Gặp gỡ đầu năm với đại diện các Đại sứ quán, phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam nhân dịp năm mới 2016.
Tại buổi gặp gỡ, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam là những nhịp cầu đưa Việt Nam gần hơn với thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh, trong năm 2015 vừa qua, các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam chính là những người đã theo sát từng sự kiện, phản ánh chân thực và đưa tin kịp thời về tình hình Việt Nam. Thứ trưởng cho rằng, những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam sẽ không được biết đến rộng rãi và hiệu ứng lan truyền sẽ giảm đi rất nhiều nếu không có các phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam thông tin, truyền tải hình ảnh, thông điệp của Việt Nam đến thế giới. Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định, Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện để thông tin một cách chính xác, đầy đủ và kịp thời về các sự kiện đối ngoại của Việt Nam cũng như các vấn đề phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam quan tâm; đồng thời hỗ trợ, gắn kết phóng viên nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, các tổ chức quốc tế với các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam.
Thay mặt Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc chúc các vị Đại sứ, phóng viên và tùy viên báo chí các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam năm mới mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa Việt Nam - Hungary
Nhận lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary Szijj ártó Peter đã thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 đến ngày 13-01-2016.
Hai bên đã trao đổi và thống nhất phương hướng và biện pháp tăng cường hợp tác song phương trên các lĩnh vực như chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, văn hóa, giáo dục-đào tạo, hợp tác phát triển, quốc phòng, an ninh. Việt Nam và Hungary nhất trí duy trì trao đổi đoàn, nhất là các đoàn cấp cao; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, hiệu quả tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, đặc biệt là tại Liên hợp quốc và trong khuôn khổ ASEM. Hai bên cũng thống nhất duy trì cơ chế tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng Ngoại giao thường niên, đồng thời mở rộng hợp tác giữa Học viện Ngoại giao và các Viện nghiên cứu của hai nước. Hai bên vui mừng nhận thấy kim ngạch thương mại song phương phát triển tích cực thời gian qua và nhất trí tăng cường hiệu quả hoạt động của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác kinh tế Việt Nam-Hungary, phối hợp tổ chức hội thảo, hội chợ xúc tiến thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa hai nước có mặt nhiều hơn trên thị trường của nhau.
Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh quốc phòng, giáo dục-đào tạo, khoa học-công nghệ, văn hóa-thể thao và du lịch, tài nguyên môi trường, y tế, nông nghiệp… Đồng thời, trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất trí phát huy hơn nữa vai trò của mỗi bên trong việc thúc đẩy kết nối, tăng cường hợp tác giữa khu vực Đông Nam Á-Trung Đông Âu nói riêng cũng như quan hệ ASEAN-EU nói chung. Lãnh đạo hai bên hài lòng về quan hệ giữa hai nước phát triển trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, kinh tế thương mại trong những năm qua. Việt Nam và Hungry nhất trí phối hợp triển khai hiệu quả các dự án sử dụng tín dụng ưu đãi của Hungary tại Việt Nam; đồng thời tiếp tục tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa - du lịch, nông nghiệp, y tế và môi trường.
Việt Nam kiên quyết bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với quần đảo Trường Sa
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngày 11-01-2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến thông cáo báo chí của Cục Hàng không Việt Nam về các hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh). Liên quan tới vấn đề này, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra nhiều lập luận sai trái và nguy hiểm, uy hiếp đến hoạt động bình thường và an toàn hàng không tại Biển Đông.
Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc Trung Quốc tuyên bố “các chuyến bay thử nghiệm và hiệu chuẩn của Trung Quốc tới sân bay mới xây dựng trên Vĩnh Thử là hoạt động hoàn toàn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc” là cố tình khẳng định toàn bộ hành lang bay từ Đảo Hải Nam qua Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh đến bãi Chữ Thập thuộc vùng trời chủ quyền của Trung Quốc. Đây là tuyên bố hết sức sai trái và phi lý, trực tiếp đe dọa đến hoạt động bình thường và an toàn hàng không dân dụng tại Biển Đông.
Hơn nữa, tuyên bố của Trung Quốc cho rằng việc tàu bay của Trung Quốc bay vào, bay cắt ngang hệ thống đường hàng không quốc tế đã được các quốc gia liên quan và Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) thiết lập "hoàn toàn là quyền tự do của Trung Quốc mà không phải tuân thủ bất kỳ quy định, quy tắc quốc tế nào về an toàn hàng không" rõ ràng làm dấy lên sự lo ngại sâu sắc của Việt Nam cũng như cộng đồng hàng không quốc tế về trách nhiệm của một quốc gia đối với vấn đề bảo đảm an toàn hàng không. Cục Hàng không Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của Trung Quốc, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay, không tái diễn các hoạt động bay tương tự và có hành động thiết thực, cụ thể góp phần duy trì an toàn hàng không ở Biển Đông.
Về việc Đại sứ quán Trung Quốc nói rằng đã gửi thông báo tới phía Việt Nam về các chuyến bay nói trên, Cục Hàng không Việt Nam và Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam đã tổ chức kiểm tra công văn, điện văn, fax, e-mail, điện tín... tại tất cả các cơ quan, đơn vị có địa chỉ liên quan đã được công bố trong Tập thông báo tin tức hàng không Việt Nam (AIP) và liên lạc trực thoại của các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam từ 0 giờ 00 ngày 28-12 đến ngày 29-12-2015 (trong đó kiểm tra hơn 19.000 điện văn hàng không), nhưng hoàn toàn không nhận được bất cứ thông báo nào như phía Trung Quốc tuyên bố. Ngoài ra, Cục Hàng không Việt Nam khẳng định, việc thông báo của cơ quan ngoại giao Trung Quốc cho cơ quan ngoại giao Việt Nam không thể thay thế cho việc thông báo bay và thiết lập liên lạc thoại trong vùng trời có kiểm soát với cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu theo quy trình hàng không để đảm bảo an toàn và điều hòa cho các hoạt động bay.
Liên quan đến việc Trung Quốc mở đường bay ra đá Chữ Thập vi phạm các quy định của ICAO về an toàn hàng không
Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc trang mạng chính thức của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đăng bản đồ Hàng không về FIR Tam Á trong đó có ghi dòng chữ tiếng Trung "thành phố Tam Sa - Trung Quốc" và có biểu tượng sân bay trên bãi đá Chữ Thập với dòng chữ tiếng Anh “Sân bay Vĩnh Thử - Tam Sa”, ngày 15-01-2016, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nhấn mạnh: “Việt Nam có chủ quyền không thể tranh cãi đối với quần đảo Trường Sa cũng như quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam đã nhiều lần phát biểu phản đối việc Trung Quốc thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”, xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa, sân bay trên các đảo này... Các hành động này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các quyền hợp pháp khác của Việt Nam ở Biển Đông".
Trả lời về việc tàu bay Trung Quốc bay ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ: “Việt Nam kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-01-2016. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa.
Trước đó, ngày 07-01-2016, Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã có công hàm gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc đề nghị cho lưu hành 2 công hàm Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho phía Trung Quốc ngày 02 và ngày 07-01-2016 phản đối hoạt động bay của Trung Quốc ra đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Việt Nam khẳng định rõ hoạt động này của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đe dọa hòa bình, ổn định cũng như an toàn, an ninh hàng không trong khu vực Biển Đông. Ngày 14-01-2016, Liên hợp quốc đã cho lưu hành 2 công hàm này như tài liệu chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 70.
Thời gian qua, tình hình thế giới tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động khủng bố, xung đột vũ trang, sắc tộc, tôn giáo,… tại nhiều khu vực diễn ra vô cùng gay gắt, đe dọa nghiêm trọng đến độc lập, chủ quyền và an ninh của nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, các nhóm khủng bố, tổ chức tội phạm quốc tế thường có xu hướng lợi dụng hoạt động hàng không để tiến hành phá hoại, gây ra nhiều vụ tai nạn thảm khốc và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh hàng không dân dụng trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang ngày càng lo ngại và thắt chặt các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không, các tổ chức khủng bố hay tội phạm sẽ tìm những kẽ hở, “hàng rào thưa” để phá hoại. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác bảo đảm an toàn, an ninh hàng không đối với các quốc gia cũng như Việt Nam đòi hỏi ngày càng phải được chú trọng hơn nữa./.
Sự trở lại của Iran làm tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới  (18/01/2016)
Sự trở lại của Iran làm tăng sức ép lên thị trường dầu mỏ thế giới  (18/01/2016)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 11 đến ngày 17-01-2016  (18/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển