Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập
10:35, ngày 13-01-2016
Ngày 12-01-2016, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước nội dung phát biểu Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-01-2016 liên quan đến việc tàu bay Trung Quốc bay ra sân bay mà Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Việt Nam kiên quyết bác bỏ các quan điểm sai trái trong phát biểu của Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 11-01-2016. Một lần nữa, chúng tôi khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa cũng như đối với quần đảo Hoàng Sa.
Liên quan đến hoạt động bay của Trung Quốc, như đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, cơ quan quản lý FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói.
Vào ngày 30-12-2015, khi đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ sử dụng tàu bay dân sự thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập, Việt Nam đã ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này.
Việc Trung Quốc tuyên bố coi việc cho máy bay ra đá Chữ Thập là “các hoạt động hàng không quốc gia” thực chất là nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Mặt khác, việc Trung Quốc cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông; đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chi-ca-gô năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11.
Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Cùng ngày hôm nay, 12-01-2016, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã bác bỏ hoàn toàn tuyên bố ngày 11-01-2016 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi liên quan đến các hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh)./.
Liên quan đến hoạt động bay của Trung Quốc, như đại diện Cục Hàng không Việt Nam đã nhiều lần khẳng định, cơ quan quản lý FIR Hồ Chí Minh của Việt Nam không hề nhận được bất kỳ thông báo nào của Trung Quốc về kế hoạch bay như họ nói.
Vào ngày 30-12-2015, khi đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội thông báo cho đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam về việc Trung Quốc sẽ sử dụng tàu bay dân sự thực hiện các chuyến bay ra đá Chữ Thập, Việt Nam đã ngay lập tức phản đối và yêu cầu Trung Quốc hủy bỏ hành động này.
Việc Trung Quốc tuyên bố coi việc cho máy bay ra đá Chữ Thập là “các hoạt động hàng không quốc gia” thực chất là nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa.
Mặt khác, việc Trung Quốc cho máy bay bay ra đá Chữ Thập cho dù là dưới bất kỳ danh nghĩa nào với cách làm như vừa qua cũng đều ảnh hưởng đến an ninh an toàn tự do hàng không ở Biển Đông; đi ngược lại các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Chi-ca-gô năm 1944 về Hàng không dân dụng và các Phụ lục liên quan đến Quy tắc bay qua vùng trời quốc tế, đặc biệt là Phụ lục 2 và Phụ lục 11.
Một lần nữa, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc bay ra đá Chữ Thập, không có thêm các hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Cùng ngày hôm nay, 12-01-2016, Cục Hàng không Việt Nam cũng đã bác bỏ hoàn toàn tuyên bố ngày 11-01-2016 của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi liên quan đến các hoạt động của tàu bay Trung Quốc trong Vùng thông báo bay Hồ Chí Minh (FIR Hồ Chí Minh)./.
Kỷ niệm 66 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc  (13/01/2016)
Bổ sung trên 141 tỷ đồng kinh phí tổng điều tra rừng toàn quốc  (13/01/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa  (13/01/2016)
Vietnam Airlines lọt tốp hãng hàng không an toàn nhất thế giới  (13/01/2016)
Việt Nam-Hungary thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống  (12/01/2016)
Cục Hàng không bác bỏ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  (12/01/2016)
- Đảng bộ tỉnh Lai Châu chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ và công tác cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Vạch trần phương thức, thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội Facebook để xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước Việt Nam
- Chính sách ngoại giao của Nga tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
- Dấu ấn của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong sự phát triển quan hệ giữa Việt Nam với các nước lớn
- Hệ thống chính trị cơ sở với việc bảo tồn di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Liên hợp quốc và những đóng góp của Việt Nam -
Văn hóa - Xã hội
Một số quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa và nâng tầm văn hóa Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay