Kỷ niệm 66 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc
10:32, ngày 13-01-2016
Ngày 12-01-2016, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 66 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18-01-1950 - 18-01-2016). Đến dự có gần 500 đại biểu gồm lãnh đạo, cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, đại biểu các cơ quan đại diện Việt Nam thường trú tại Trung Quốc, cùng đông đảo bà con Việt kiều đang sinh sống và làm việc tại Bắc Kinh.
Về phía Trung Quốc có Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Khổng Huyễn Hựu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại, Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Tào Vệ Châu, cùng đông đảo đại diện các cơ quan Trung ương, thành phố Bắc Kinh, nhiều bạn bè Trung Quốc và quốc tế.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi đã ôn lại lịch sử quan hệ hai nước trong 66 năm qua, nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã nỗ lực giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.
Mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân gây dựng, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã vượt qua thử thách của thời gian, trở thành tài sản quý báu của cả hai dân tộc.
Trong năm 2015, năm kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã có những bước phát triển tích cực và cũng là năm có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước thăm lẫn nhau nhất trong nhiều năm qua.
Điểm nổi bật trong các chuyến thăm cấp cao này là lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã trao đổi một cách chân thành, thẳng thắn và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về các phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh và ổn định, hai nước cần thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị, đồng thời thúc đẩy hợp tác thực chất trên tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn cùng với Trung Quốc không ngừng tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán cũng là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên ngày càng được tăng cường và đang có sự chuyển biến về chất. Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc trong 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong thời gian tới, hai bên cần nỗ lực hơn để cân bằng cán cân thương mại, thực sự mang lại lợi ích cho hai bên và người dân hai nước đều có thể được hưởng những thành quả của hợp tác kinh tế.
Ngoài ra, trong quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc có một bộ phận quan trọng không thể thiếu đó là không ngừng tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, giáo dục thế hệ thanh niên hai bên kế thừa và tăng cường tình hữu nghị truyền thống.
Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ hy vọng, trong năm 2016 quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ có bước phát triển mới trên mọi lĩnh vực. Đối với vấn đề Biển Đông, hai bên cần kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị trên cơ sở luật pháp quốc tế và những thoả thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Đồng thời, hai bên cần cùng nhau kiểm soát tốt vấn đề trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình, xử lý kịp thời, ổn thỏa những vấn đề nảy sinh, duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông và khu vực.
Tại lễ kỷ niệm, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu khẳng định phía Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam nỗ lực thực hiện toàn diện nhận thức chung cấp cao, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, xử lý ổn thoả bất đồng và tồn tại, giữ gìn và phát triển tốt hơn nữa quan hệ song phương, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Cũng trong dịp này, Tuần triển lãm tranh-ảnh “Việt Nam-vẻ đẹp bất tận” do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 11 đến ngày 17-01-2016 tại thư viện thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc./.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc Đặng Minh Khôi đã ôn lại lịch sử quan hệ hai nước trong 66 năm qua, nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã nỗ lực giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước ngày nay.
Mối quan hệ láng giềng hữu nghị giữa hai nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông đích thân gây dựng, được nhiều thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp đã vượt qua thử thách của thời gian, trở thành tài sản quý báu của cả hai dân tộc.
Trong năm 2015, năm kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc đã có những bước phát triển tích cực và cũng là năm có nhiều đoàn lãnh đạo cấp cao hai nước thăm lẫn nhau nhất trong nhiều năm qua.
Điểm nổi bật trong các chuyến thăm cấp cao này là lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã trao đổi một cách chân thành, thẳng thắn và đạt nhiều nhận thức chung quan trọng về các phương hướng lớn và các biện pháp cụ thể nhằm không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới.
Để thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc phát triển lành mạnh và ổn định, hai nước cần thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, tăng cường hơn nữa sự tin cậy chính trị, đồng thời thúc đẩy hợp tác thực chất trên tất cả các lĩnh vực.
Việt Nam hết sức coi trọng và mong muốn cùng với Trung Quốc không ngừng tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, coi đây là chủ trương nhất quán cũng là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Đánh giá cao quan hệ hợp tác kinh tế thương mại giữa hai bên ngày càng được tăng cường và đang có sự chuyển biến về chất. Đại sứ Đặng Minh Khôi khẳng định Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc trong 11 năm liền là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Trong thời gian tới, hai bên cần nỗ lực hơn để cân bằng cán cân thương mại, thực sự mang lại lợi ích cho hai bên và người dân hai nước đều có thể được hưởng những thành quả của hợp tác kinh tế.
Ngoài ra, trong quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc có một bộ phận quan trọng không thể thiếu đó là không ngừng tăng cường giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, giáo dục thế hệ thanh niên hai bên kế thừa và tăng cường tình hữu nghị truyền thống.
Đại sứ Đặng Minh Khôi bày tỏ hy vọng, trong năm 2016 quan hệ Việt Nam-Trung Quốc sẽ có bước phát triển mới trên mọi lĩnh vực. Đối với vấn đề Biển Đông, hai bên cần kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị trên cơ sở luật pháp quốc tế và những thoả thuận đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai nước trong thời gian qua, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Đồng thời, hai bên cần cùng nhau kiểm soát tốt vấn đề trên biển, thực hiện đầy đủ và có hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), không có bất cứ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình, xử lý kịp thời, ổn thỏa những vấn đề nảy sinh, duy trì hoà bình ổn định ở Biển Đông và khu vực.
Tại lễ kỷ niệm, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu khẳng định phía Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ với Việt Nam, mong muốn cùng Việt Nam nỗ lực thực hiện toàn diện nhận thức chung cấp cao, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng có lợi, xử lý ổn thoả bất đồng và tồn tại, giữ gìn và phát triển tốt hơn nữa quan hệ song phương, đem lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Cũng trong dịp này, Tuần triển lãm tranh-ảnh “Việt Nam-vẻ đẹp bất tận” do Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc phối hợp với Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức diễn ra từ ngày 11 đến ngày 17-01-2016 tại thư viện thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc./.
Bổ sung trên 141 tỷ đồng kinh phí tổng điều tra rừng toàn quốc  (13/01/2016)
Chủ tịch nước gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nghiệp nhỏ và vừa  (13/01/2016)
Vietnam Airlines lọt tốp hãng hàng không an toàn nhất thế giới  (13/01/2016)
Việt Nam-Hungary thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống  (12/01/2016)
Cục Hàng không bác bỏ tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  (12/01/2016)
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục thảo luận về nhân sự  (12/01/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay