Thủ tướng phát lệnh thông xe cao tốc Hà Nội-Hải Phòng
22:23, ngày 05-12-2015
Chiều 05-12-2015, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tới dự và phát biểu tại Lễ khánh thành đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng - tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cùng dự buổi lễ có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Để khai thác công trình hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn, giám sát kiểm tra, rà soát, hoàn tất các hạng mục phụ trợ theo đúng thiết kế, đảm bảo cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thực sự là con đường cao tốc đồng bộ, hiện đại nhất hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Một trong những dự án quan trọng là đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sau 7 năm triển khai thi công xây dựng, hôm nay công trình đường đã được khánh thành và đưa vào khai thác.
Đây là một công trình đạt tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế, một công trình đường cao tốc hiện đại nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện nay với tổng số vốn đầu tư khá lớn, hơn 40.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD). Với việc khánh thành và đưa vào sử dụng công trình này, thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 45-50 phút thay vì khoảng 2,5 tiếng như trước khi đi bằng đường 5.
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cùng với các tuyến đường cao tốc khác mới xây dựng và đưa vào khai thác như đường ô tô cao tốc Hà Nội-Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn… có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của vùng và của cả nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương hữu quan, chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, thi công, các cán bộ, kỹ sư, người lao động đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, làm việc ngày đêm trên công trường, triển khai thi công công trình đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra.
Để công trình này đưa vào khai thác hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn, giám sát kiểm tra, rà soát, hoàn tất các hạng mục phụ trợ còn lại theo đúng thiết kế, đảm bảo để đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thực sự là con đường cao tốc đồng bộ, hiện đại nhất hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khuyến khích chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) tiếp tục tiếp đầu tư các công trình khác theo cơ chế kinh tế thị trường để góp phần thực hiện chủ trương lớn mang tính đột phá đã được Đảng và Nhà nước xác định là xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các địa phương có đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đi qua tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành hữu quan tiếp tục cập nhật, bổ sung quy hoạch; thúc đẩy thi công các công trình hạ tầng giao thông vận tải khác. Đồng thời cần cần đặc biệt quan tâm cho lo đời sống của khoảng 47 nghìn hộ dân trong vùng dự án bị di dời.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, thêm 105,5 km đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được đưa vào sử dụng, khai thác; hiện cả nước đã có 710 km đường cao tốc, vượt mục tiêu đã đề ra là có 110 km đường cao tốc vào cuối năm 2015, trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, đây là một nỗ lực, cố gắng rất lớn.
Quyết tâm của Chính phủ trình Đại hội XII sắp tới là đến năm 2020 sẽ có 2.000 km đường cao tốc, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng với cơ chế huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội bằng các hình thức phù hợp, chúng ta sẽ có khả năng thực hiện đạt và vượt mục tiêu làm được 2000 km đường cao tốc vào năm 2020; đây là một đột phá, một sung lực có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, thời gian qua, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội, trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông vận tải chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Một trong những dự án quan trọng là đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng sau 7 năm triển khai thi công xây dựng, hôm nay công trình đường đã được khánh thành và đưa vào khai thác.
Đây là một công trình đạt tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế, một công trình đường cao tốc hiện đại nhất của Việt Nam đến thời điểm hiện nay với tổng số vốn đầu tư khá lớn, hơn 40.000 tỷ đồng (tương đương 2 tỷ USD). Với việc khánh thành và đưa vào sử dụng công trình này, thời gian đi từ Hà Nội đến Hải Phòng được rút ngắn xuống chỉ còn khoảng 45-50 phút thay vì khoảng 2,5 tiếng như trước khi đi bằng đường 5.
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng cùng với các tuyến đường cao tốc khác mới xây dựng và đưa vào khai thác như đường ô tô cao tốc Hà Nội-Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn… có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng của vùng và của cả nước.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng biểu dương, đánh giá cao Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành, địa phương hữu quan, chủ đầu tư, các đơn vị thiết kế, thi công, các cán bộ, kỹ sư, người lao động đã vượt qua muôn vàn khó khăn, thách thức, làm việc ngày đêm trên công trường, triển khai thi công công trình đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đặt ra.
Để công trình này đưa vào khai thác hiệu quả, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu chủ đầu tư cùng các đơn vị tư vấn, giám sát kiểm tra, rà soát, hoàn tất các hạng mục phụ trợ còn lại theo đúng thiết kế, đảm bảo để đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng thực sự là con đường cao tốc đồng bộ, hiện đại nhất hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khuyến khích chủ đầu tư dự án là Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI) tiếp tục tiếp đầu tư các công trình khác theo cơ chế kinh tế thị trường để góp phần thực hiện chủ trương lớn mang tính đột phá đã được Đảng và Nhà nước xác định là xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp phát triển nhanh và bền vững của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị các địa phương có đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đi qua tiếp tục phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành hữu quan tiếp tục cập nhật, bổ sung quy hoạch; thúc đẩy thi công các công trình hạ tầng giao thông vận tải khác. Đồng thời cần cần đặc biệt quan tâm cho lo đời sống của khoảng 47 nghìn hộ dân trong vùng dự án bị di dời.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho biết, thêm 105,5 km đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng được đưa vào sử dụng, khai thác; hiện cả nước đã có 710 km đường cao tốc, vượt mục tiêu đã đề ra là có 110 km đường cao tốc vào cuối năm 2015, trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn, đây là một nỗ lực, cố gắng rất lớn.
Quyết tâm của Chính phủ trình Đại hội XII sắp tới là đến năm 2020 sẽ có 2.000 km đường cao tốc, đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề nhưng chúng ta hoàn toàn tin tưởng với cơ chế huy động nguồn lực đầu tư toàn xã hội bằng các hình thức phù hợp, chúng ta sẽ có khả năng thực hiện đạt và vượt mục tiêu làm được 2000 km đường cao tốc vào năm 2020; đây là một đột phá, một sung lực có ý nghĩa rất lớn đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước./.
Trung Quốc cải tạo đảo ở Biển Đông gây xói mòn lòng tin trong khu vực  (05/12/2015)
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống và đón nhận Danh hiệu Anh hùng Lao động  (05/12/2015)
Chủ tịch nước: “Làm một công dân tốt, còn hơn một cán bộ tồi”  (05/12/2015)
Bước tiến mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Slovakia  (05/12/2015)
"Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi"  (05/12/2015)
Nhiều dự án điện trọng điểm được đưa vào vận hành trong tháng 12  (05/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển