Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển: Liên tiếp hạ thủy 2 tàu hiện đại
TCCSĐT- Liên tiếp hạ thủy 2 tàu hiện đại, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển cơ bản hoàn thành dự án đóng tàu Cảnh sát biển theo Nghị quyết 72.
Sáng 30-11-2015, tại Đà Nẵng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Tổng Công ty Sông Thu - Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng long trọng tổ chức Lễ hạ thủy tàu Cảnh sát biển đa năng DN-2000 chiếc số 4 mang số hiệu CSB 8005. Đây là Lễ hạ thủy chiếc tàu cuối cùng trong 07 con tàu hiện đại (02 tàu cỡ lớn 2400 tấn theo mẫu tàu DN-2000; 04 tàu tuần tra theo mẫu tàu TT-400 và 01 tàu vận tải đa năng, tiếp dầu trên biển) được Chính phủ đầu tư cho Cảnh sát biển theo Nghị quyết 72/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII.
Quang cảnh Lễ hạ thủy tàu CSB 8005
Tham dự và phát biểu tại Lễ hạ thủy tàu CSB 8005, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát biển phải không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, luyện tập các phương án tác chiến, nhanh chóng làm chủ các phương tiện hiện đại được trang bị; phối hợp hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng hải quân, biên phòng, kiểm ngư giữ vững vai trò nòng cốt bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, bảo vệ ngư dân trên biển và lợi ích quốc gia; nắm vững đối sách, xử lý linh hoạt các tình huống xảy ra trên biển; quản lý, giữ gìn an ninh trên biển theo đúng pháp luật của Việt Nam và quốc tế.
Trước đó, ngày 27-11, tại Hải Phòng, Lễ hạ thủy tàu Cảnh sát biển 8004 thuộc lớp DN-2000 do Nhà máy Z189 - Tổng Cục Công nghiệp Quốc phòng thi công cũng đã được hạ thủy thành công.
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, hai chiếc tàu sau khi hạ thủy và hoàn tất việc huấn luyện kíp tàu sẽ được chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa, cũng như tham gia tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế, thực hiện chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo.
Tàu CSB 8004 trong ngày hạ thủy
Hai tàu cảnh sát biển này có thiết kế hiện đại, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế mà tập đoàn đóng tàu hàng đầu thế giới Damen (Hà Lan) chuyển giao. Tàu CSB 8004 có chiều dài 90,5m, chiều rộng 14m, lượng giãn nước chiếm khoảng 2.400 tấn. Kíp tàu 30 người, kíp cứu nạn 40 người. Tàu có thể tham gia cứu hộ, cứu nạn với sức chứa 120 người ăn, ngủ và kéo được tàu có lượng giãn nước 2.200 tấn. Tàu CSB 8005 là loại tàu đa năng có thiết kế tiên tiến, hiện đại nhất của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng như trong khu vực: Chiều dài thân tàu đạt 90m, rộng 14m, độ cao mạn tàu 7m, mớn nước tối đa 4m, lượng giãn nước khoảng 2.400 tấn, công suất đạt 12.016 mã lực, tốc độ tối đa đạt 21 hải lý/giờ. CSB 8005 có thể hoạt động ổn định trong điều kiện sóng cấp 9, gió cấp 12. Thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động liên tục hơn 5000 hải lý. Ngoài trang thiết bị hiện đại, xuồng cứu hộ, hệ thống ra đa tiên tiến… tàu CSB 8005 còn có sân đỗ máy bay trực thăng. Đặc biệt, tàu được trang bị 2 pháo 23mm, 2 súng 14,5mm cùng các thiết bị hỗ trợ khác.
Báo cáo kết quả triển khai dự án đóng tàu Cảnh sát biển theo Nghị quyết 72, Thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm - Tư lệnh Cảnh sát biển khẳng định việc triển khai các dự án đóng tàu được bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, tiết kiệm, giảm giá thành; tuân thủ theo đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng và quy chế quản lý đóng tàu quân sự. Chương trình đã cơ bản hoàn thành, những kết quả đạt được mang tính đột phá về công nghệ đóng và tiến độ đóng: Các tàu TT- 400 chiếc số 6, 7 tính từ ngày khởi công đến khi hoàn thiện chạy thử thành công chỉ mất 1 năm, trong khi các tàu đóng trước đây phải mất hơn 2 năm; các tàu DN- 2000 số 3, số 4 kể từ ngày khởi công đến khi hạ thủy chỉ bằng một nửa thời gian so với tàu DN- 2000 số 1, số 2; các tàu TT- 400 số 8, số 9 sắp hoàn thiện; tàu vận tải đa năng tiếp dầu trên biển H222 đã tiến hành thử - nghiệm thu nội bộ, chuẩn bị nghiệm thu cấp chủ đầu tư trong tháng 12- 2015 tới, rút ngắn 2/3 thời gian so với dự kiến dự kiến. Chỉ trong thời gian ngắn nữa, 7 con tàu này sẽ chính thức biên chế vào đội tàu Cảnh sát biển, góp phần nâng cao năng lực của Cảnh sát biển trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn biển, đảo./.
Bài phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị COP21  (01/12/2015)
Thủ tướng hội kiến Chủ tịch Thượng viện và Hạ viện Pháp  (01/12/2015)
Tổng giám đốc UNESCO mong Việt Nam hỗ trợ hợp tác với ASEAN  (01/12/2015)
Phó Chủ tịch Quốc hội gặp các chiến sỹ cách mạng bị địch bắt, tù đày  (01/12/2015)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam  (01/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm