Nhiều hoạt động y tế nổi bật trong tuần
21:53, ngày 28-11-2015
TCCSĐT - Tối 27-11-2015, tại Hà Nội, Tổng hội Y học Việt Nam tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập (1955-2015). Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đến dự.
Tổng hội Y học góp phần đắc lực chăm sóc sức khỏe nhân dân
Ra đời vào tháng 3-1955, Tổng hội Y học Việt Nam là một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập sớm nhất ở nước ta, có nhiệm vụ đoàn kết tất cả thầy thuốc của cả ngành y, ngành dược trong một ngôi nhà chung để thực hiện sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay, Tổng hội đã có 47 hội thành viên chuyên khoa Trung ương và 54 hội tại các tỉnh, thành phố. Những năm gần đây, Tổng hội đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh miền núi để cập nhật kiến thức về y đức và chuyên khoa, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học ở địa phương… Bên cạnh đó, Tổng hội cũng đã tập hợp được ý kiến của nhiều nhà khoa học góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế...; phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ sở y tế tư nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định qua 60 năm xây dựng trưởng thành, Tổng hội Y học Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc đóng góp vào thành tích chung phát triển nền y học, y tế nước nhà, vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sự phối hợp của Tổng hội với vai trò là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua, trong đó có hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đặt ra những yêu cầu mới, với những đòi hỏi ngày càng cao. Do đó, vai trò của Tổng hội Y học Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
Trong thời gian tới, trên cơ sở của những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, Tổng hội Y học Việt Nam phát huy mạnh mẽ truyền thống, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Tổng hội Y học Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Triển khai công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Chiều 27-11 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp Tiểu ban Y tế triển khai Kế hoạch công tác y tế phục vụ Đại hội XII của Đảng. Để phục vụ Đại hội Đảng, Bộ Y tế đã thành lập Tiểu ban Y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng gồm 23 thành viên do PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng Tiểu ban, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Phó trưởng Tiểu ban thường trực. Tiểu ban Y tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể về công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng bao gồm thường trực cấp cứu, tổ chức khám, chữa bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thảm họa. Chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc, hóa chất phục vụ Đại hội XII của Đảng và tổ chức triển khai, phối hợp kiểm tra, đôn đốc, điều hành các đơn vị y tế được điều động tham gia phục vụ Đại hội.
Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước 5 năm mới diễn ra một lần, do đó Tiểu ban Y tế phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm phải luôn được đảm bảo trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội. Đối với công tác thường trực cấp cứu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên yêu cầu các bệnh viện được phân công bố trí các tổ y tế tham gia phục vụ tại các địa điểm họp, các khách sạn có các đại biểu, khách mời ăn, nghỉ. Mỗi tổ y tế gồm: 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 ô tô cứu thương với đầy đủ thuốc và trang thiết bị y tế. Các đơn vị chịu trách nhiệm chính gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và ngành cử các Tổ y tế là các bệnh viện Hữu nghị, Trung ương Quân đội 108, Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, E, Lão khoa Trung ương, 19-8, Bưu điện, Giao thông vận tải và các bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế. Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cử các Tổ y tế của các bệnh viện: Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đa khoa Đức Giang, Đống Đa, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, Bệnh viện Vinmex.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Tổ y tế sẽ tổ chức phục vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự, tham gia chỉ đạo, tổ chức Đại hội; các đại biểu và khách mời trong nước và quốc tế tham dự Đại hội; phóng viên trong nước, quốc tế và cán bộ nhân viên tham gia phục vụ Đại hội. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn các Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra sức khỏe cho các đại biểu tham dự Đại hội và báo cáo tình hình sức khỏe của các đại biểu về Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm cho đại biểu Đại hội và đại biểu khách mời. Tổ chức chăm sóc sức, bảo vệ sức khỏe cho đại biểu và khách mời trong thời gian Đại hội ở nơi làm việc, nơi nghỉ, nơi đến thăm và xem biểu diễn nghệ thuật. Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khi đón và tiễn các đoàn đại biểu tại sân bay, ga tàu hỏa, đồng thời chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa (nếu có)...
Công bố dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc
Ngày 26-11, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) tổ chức lễ công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc (kê khai, kê khai lại giá thuốc). Phát biểu buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết: Các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được công bố sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong giao dịch và minh bạch các thủ tục hành chính. Thời gian tới, các vụ, cục tiếp tục tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính để đạt hiệu quả tích cực, tạo sự hài lòng cho người dân.
Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường cho biết: Tháng 3-2015, Cục đã công bố và đưa vào sử dụng “Hệ thống phần mềm trực tuyến cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm”. Đến nay, Cục Quản lý dược tiếp tục công bố triển khai áp dụng 2 hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc. Việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin và các giải pháp trực tuyến vào trong hoạt động quản lý nhằm giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước; giúp đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành, đồng thời tối đa hóa việc công khai các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
Hai dịch vụ công trực tuyến là đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc (kê khai, kê khai lại giá thuốc) sẽ được áp dụng chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc trả kết quả trực tuyến. Với hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc, thanh toán phí và lệ phí, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng. Với hoạt động kê khai, kê khai lại giá thuốc, toàn bộ quá trình tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ và công bố, trả lời doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Đối với hoạt động đăng ký thuốc, toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, các hồ sơ hành chính và thông tin sản phẩm (đơn đăng ký, thông tin sản phẩm, mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng, giấy tờ pháp lý và các giấy tờ liên quan) được nộp trực tiếp theo phần mềm.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc bắt đầu áp dụng trong Quý 1/2016 và tiến hành thí điểm trong thời gian 6 tháng. Trong thời gian thực hiện thí điểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh gián đoạn hoạt động trong giai đoạn đầu triển khai, các doanh nghiệp vẫn được phép nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ kê khai giá thuốc bằng bản giấy như quy định hiện đang thực hiện. Hai hệ thống đăng ký thuốc và kê khai giá trực tuyến bằng file mềm và đăng ký hồ sơ bằng file cứng được xem xét, xử lý độc lập và đồng thời…
Nhiều hoạt động nhân Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
Ngày 16-11-2015, 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đồng loạt tổ chức Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc với các hoạt động như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống kháng thuốc; tổ chức hội nghị, hội thảo, mít tinh về phòng, chống kháng thuốc ở tất cả các địa phương, các cơ sở у tế; phát động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó 90% cam kết được thực hiện tại trang fanpage: “Tuần lễ kháng thuốc kháng sinh 2015 - AMR Week 2015 Viet Nam” và 10% chữ ký trực tiếp của các cán bộ, nhân viên у tế, người dân...
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Tuần lễ truyền thông được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thế, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... về phòng, chống kháng thuốc; nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ у tế quan tâm, chia sẻ, cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về у tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đặc biệt là tuyên truyền, vận động một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.
Bà Socorro Escalante, Trưởng nhóm Phát triển hệ thống y tế Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn... sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Chính vì thế, các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao./.
Ra đời vào tháng 3-1955, Tổng hội Y học Việt Nam là một trong những tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập sớm nhất ở nước ta, có nhiệm vụ đoàn kết tất cả thầy thuốc của cả ngành y, ngành dược trong một ngôi nhà chung để thực hiện sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đến nay, Tổng hội đã có 47 hội thành viên chuyên khoa Trung ương và 54 hội tại các tỉnh, thành phố. Những năm gần đây, Tổng hội đã tổ chức nhiều đoàn công tác đến các tỉnh miền núi để cập nhật kiến thức về y đức và chuyên khoa, tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị khoa học ở địa phương… Bên cạnh đó, Tổng hội cũng đã tập hợp được ý kiến của nhiều nhà khoa học góp ý vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật như Luật Khám chữa bệnh, Luật Dược, Luật Bảo hiểm y tế...; phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai giám sát việc chấp hành pháp luật của cơ sở y tế tư nhân.
Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định qua 60 năm xây dựng trưởng thành, Tổng hội Y học Việt Nam đã đạt được những thành tích xuất sắc đóng góp vào thành tích chung phát triển nền y học, y tế nước nhà, vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân hoan nghênh sự phối hợp của Tổng hội với vai trò là thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã có đóng góp thiết thực vào hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời gian qua, trong đó có hoạt động giám sát và phản biện xã hội, đóng góp vào sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước, sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đặt ra những yêu cầu mới, với những đòi hỏi ngày càng cao. Do đó, vai trò của Tổng hội Y học Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng.
Trong thời gian tới, trên cơ sở của những bài học kinh nghiệm trong quá trình hoạt động, Tổng hội Y học Việt Nam phát huy mạnh mẽ truyền thống, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập, Tổng hội Y học Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
Triển khai công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng
Chiều 27-11 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã họp Tiểu ban Y tế triển khai Kế hoạch công tác y tế phục vụ Đại hội XII của Đảng. Để phục vụ Đại hội Đảng, Bộ Y tế đã thành lập Tiểu ban Y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng gồm 23 thành viên do PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế làm trưởng Tiểu ban, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh làm Phó trưởng Tiểu ban thường trực. Tiểu ban Y tế có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, phương án chi tiết, cụ thể về công tác y tế phục vụ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng bao gồm thường trực cấp cứu, tổ chức khám, chữa bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường và phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống thảm họa. Chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc, hóa chất phục vụ Đại hội XII của Đảng và tổ chức triển khai, phối hợp kiểm tra, đôn đốc, điều hành các đơn vị y tế được điều động tham gia phục vụ Đại hội.
Phát biểu tại cuộc họp, PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước 5 năm mới diễn ra một lần, do đó Tiểu ban Y tế phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được giao. Công tác vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn thực phẩm phải luôn được đảm bảo trước, trong và sau khi diễn ra Đại hội. Đối với công tác thường trực cấp cứu, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên yêu cầu các bệnh viện được phân công bố trí các tổ y tế tham gia phục vụ tại các địa điểm họp, các khách sạn có các đại biểu, khách mời ăn, nghỉ. Mỗi tổ y tế gồm: 2 bác sỹ, 2 điều dưỡng, 1 lái xe và 1 ô tô cứu thương với đầy đủ thuốc và trang thiết bị y tế. Các đơn vị chịu trách nhiệm chính gồm các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và ngành cử các Tổ y tế là các bệnh viện Hữu nghị, Trung ương Quân đội 108, Bạch Mai, Hữu nghị Việt Đức, E, Lão khoa Trung ương, 19-8, Bưu điện, Giao thông vận tải và các bệnh viện chuyên khoa thuộc Bộ Y tế. Các bệnh viện trực thuộc Sở Y tế Hà Nội cử các Tổ y tế của các bệnh viện: Thanh Nhàn, Xanh Pôn, Đa khoa Đức Giang, Đống Đa, Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội, Bệnh viện Vinmex.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, Tổ y tế sẽ tổ chức phục vụ y tế và chăm sóc sức khỏe cho các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam tham dự, tham gia chỉ đạo, tổ chức Đại hội; các đại biểu và khách mời trong nước và quốc tế tham dự Đại hội; phóng viên trong nước, quốc tế và cán bộ nhân viên tham gia phục vụ Đại hội. Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn các Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra sức khỏe cho các đại biểu tham dự Đại hội và báo cáo tình hình sức khỏe của các đại biểu về Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; xây dựng kế hoạch chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, vệ sinh phòng dịch, bảo đảm an toàn thực phẩm cho đại biểu Đại hội và đại biểu khách mời. Tổ chức chăm sóc sức, bảo vệ sức khỏe cho đại biểu và khách mời trong thời gian Đại hội ở nơi làm việc, nơi nghỉ, nơi đến thăm và xem biểu diễn nghệ thuật. Phối hợp với Văn phòng Trung ương Đảng, Bộ Công an chăm sóc, bảo vệ sức khỏe khi đón và tiễn các đoàn đại biểu tại sân bay, ga tàu hỏa, đồng thời chuẩn bị sẵn các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa (nếu có)...
Công bố dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc
Ngày 26-11, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) tổ chức lễ công bố dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc (kê khai, kê khai lại giá thuốc). Phát biểu buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết: Các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 được công bố sẽ giúp các doanh nghiệp thuận lợi trong giao dịch và minh bạch các thủ tục hành chính. Thời gian tới, các vụ, cục tiếp tục tìm kiếm giải pháp công nghệ phù hợp; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính để đạt hiệu quả tích cực, tạo sự hài lòng cho người dân.
Cục trưởng Cục Quản lý dược Trương Quốc Cường cho biết: Tháng 3-2015, Cục đã công bố và đưa vào sử dụng “Hệ thống phần mềm trực tuyến cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm”. Đến nay, Cục Quản lý dược tiếp tục công bố triển khai áp dụng 2 hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc. Việc triển khai áp dụng công nghệ thông tin và các giải pháp trực tuyến vào trong hoạt động quản lý nhằm giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý nhà nước; giúp đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi tối đa cho các doanh nghiệp, các đơn vị trong ngành, đồng thời tối đa hóa việc công khai các quy trình giải quyết các thủ tục hành chính của cơ quan quản lý nhà nước.
Hai dịch vụ công trực tuyến là đăng ký thuốc và quản lý giá thuốc (kê khai, kê khai lại giá thuốc) sẽ được áp dụng chữ ký số của Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc trả kết quả trực tuyến. Với hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, các doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc, thanh toán phí và lệ phí, theo dõi quá trình xử lý và nhận kết quả xử lý hồ sơ hoàn toàn qua mạng. Với hoạt động kê khai, kê khai lại giá thuốc, toàn bộ quá trình tiếp nhận, luân chuyển, xử lý hồ sơ và công bố, trả lời doanh nghiệp được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng, không có sự tiếp xúc trực tiếp giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Đối với hoạt động đăng ký thuốc, toàn bộ hồ sơ kỹ thuật, các hồ sơ hành chính và thông tin sản phẩm (đơn đăng ký, thông tin sản phẩm, mẫu nhãn, tờ hướng dẫn sử dụng, giấy tờ pháp lý và các giấy tờ liên quan) được nộp trực tiếp theo phần mềm.
Việc triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trong lĩnh vực đăng ký thuốc và kê khai, kê khai lại giá thuốc bắt đầu áp dụng trong Quý 1/2016 và tiến hành thí điểm trong thời gian 6 tháng. Trong thời gian thực hiện thí điểm, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tránh gián đoạn hoạt động trong giai đoạn đầu triển khai, các doanh nghiệp vẫn được phép nộp hồ sơ đăng ký, hồ sơ kê khai giá thuốc bằng bản giấy như quy định hiện đang thực hiện. Hai hệ thống đăng ký thuốc và kê khai giá trực tuyến bằng file mềm và đăng ký hồ sơ bằng file cứng được xem xét, xử lý độc lập và đồng thời…
Nhiều hoạt động nhân Tuần lễ truyền thông về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam
Ngày 16-11-2015, 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đồng loạt tổ chức Tuần lễ truyền thông về phòng chống kháng thuốc với các hoạt động như tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng, chống kháng thuốc; tổ chức hội nghị, hội thảo, mít tinh về phòng, chống kháng thuốc ở tất cả các địa phương, các cơ sở у tế; phát động ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm, trong đó 90% cam kết được thực hiện tại trang fanpage: “Tuần lễ kháng thuốc kháng sinh 2015 - AMR Week 2015 Viet Nam” và 10% chữ ký trực tiếp của các cán bộ, nhân viên у tế, người dân...
Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), Tuần lễ truyền thông được tổ chức nhằm thu hút sự chú ý và quan tâm của lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thế, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp... về phòng, chống kháng thuốc; nâng cao nhận thức, thực hiện các biện pháp phòng, chống kháng thuốc trong cộng đồng, trong y tế, trong quản lý thức ăn chăn nuôi và quản lý chất lượng thuốc lưu thông trên thị trường; đồng thời tạo động lực thúc đẩy cộng đồng và cán bộ у tế quan tâm, chia sẻ, cùng chung tay góp sức, ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc, giảm sự đề kháng của vi sinh vật gây bệnh, góp phần giảm gánh nặng về у tế, kinh tế, xã hội do kháng thuốc gây ra đối với con người; đặc biệt là tuyên truyền, vận động một triệu chữ ký cam kết sử dụng kháng sinh có trách nhiệm.
Bà Socorro Escalante, Trưởng nhóm Phát triển hệ thống y tế Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển. Thế giới mỗi năm có hàng trăm ngàn người chết do kháng thuốc và phải chi phí hàng trăm tỷ USD cho kháng thuốc. Đó là lý do tại sao Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan quốc tế khác chỉ ra rằng kháng kháng sinh là một mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị trong tương lai.
Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn... sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng. Chính vì thế, các chi phí xã hội và tài chính trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn kháng thuốc đang đặt gánh nặng đáng kể lên mỗi cá nhân, gia đình và xã hội do thời gian điều trị kéo dài, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao./.
ASEAN tôn vinh các doanh nhân và doanh nghiệp xuất sắc  (28/11/2015)
Báo chí ASEAN góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia  (28/11/2015)
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các nhiệm vụ đề ra năm 2015  (28/11/2015)
Thủ tướng yêu cầu tiếp tục đà cải cách  (28/11/2015)
Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh  (28/11/2015)
Đàm phán EU-Thổ Nhĩ Kỳ về nhập cư: Cuộc thương lượng không dễ dàng  (28/11/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam