Phiên họp toàn thể Ủy ban Kinh tế của Quốc hội: Thẩm tra dự án Pháp lệnh quản lý thị trường
21:42, ngày 25-11-2015
Chiều 25-11-2015, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã họp phiên toàn thể thẩm tra dự án Pháp lệnh quản lý thị trường. Nội dung của phiên họp này nhằm chuẩn bị báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 12 tới.
Tờ trình của Chính phủ cho biết hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về tổ chức, hoạt động của quản lý thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập và là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của quản lý thị trường. Vì vậy, cần khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của quản lý thị trường để đáp ứng nhiệm vụ được giao trong tình hình mới.
Dự thảo Pháp lệnh gồm 7 chương, 39 điều, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, công chức của quản lý thị trường; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành công thương của quản lý thị trường đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền giao; cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động của quản lý thị trường; bảo đảm điều kiện hoạt động của quản lý thị trường và chế độ, chính sách đối với công chức quản lý thị trường.
Dự thảo Pháp lệnh quy định quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở sản xuất hàng hóa có hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính thì quản lý thị trường tiếp tục thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, nơi cất giấu hàng hóa, tang vật vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định. Quản lý thị trường được kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Để công khai, minh bạch công tác kiểm tra của quản lý thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được kiểm tra, dự thảo đã quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Quy định này nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường, cũng như ngăn chặn các vi phạm pháp luật khác trong quá trình kiểm tra.
Qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành việc cần thiết ban hành Pháp lệnh quản lý thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân kinh doanh, lợi ích người tiêu dùng…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là những nước trong khu vực để học hỏi thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý thị trường. Đối chiếu với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đề nghị cần rà soát lại để tránh chồng lấn, cũng như bỏ lọt lĩnh vực trong quản lý thị trường.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, bên cạnh quy định địa vị pháp lý, nguyên tắc tổ chức hoạt động, vị trí, chức năng… cần tính toán quy định về mô hình tổ chức của quản lý thị trường. Đại biểu Nguyễn Quốc Cường đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu sửa lại tên gọi của pháp lệnh để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh.
Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ việc quản lý, điều hành hoạt động của quản lý thị trường trong dự thảo pháp lệnh có gì khác so với quy định trong pháp luật hiện hành; việc thay đổi này mang lại những tác dụng gì; làm rõ cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành trong hoạt động quản lý thị trường…/.
Dự thảo Pháp lệnh gồm 7 chương, 39 điều, quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, công chức của quản lý thị trường; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành công thương của quản lý thị trường đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, công nghiệp và các lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền giao; cơ chế phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đối với hoạt động của quản lý thị trường; bảo đảm điều kiện hoạt động của quản lý thị trường và chế độ, chính sách đối với công chức quản lý thị trường.
Dự thảo Pháp lệnh quy định quản lý thị trường có thẩm quyền kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại, công nghiệp trên thị trường. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện cơ sở sản xuất hàng hóa có hành vi vi phạm hành chính hoặc có dấu hiệu vi phạm hành chính thì quản lý thị trường tiếp tục thực hiện kiểm tra cơ sở sản xuất, nơi cất giấu hàng hóa, tang vật vi phạm và xử lý vi phạm theo quy định. Quản lý thị trường được kiểm tra cơ sở sản xuất đối với lĩnh vực, ngành hàng thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công thương và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
Để công khai, minh bạch công tác kiểm tra của quản lý thị trường, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân được kiểm tra, dự thảo đã quy định quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được kiểm tra. Quy định này nhằm hạn chế tiêu cực trong hoạt động kiểm tra của quản lý thị trường, cũng như ngăn chặn các vi phạm pháp luật khác trong quá trình kiểm tra.
Qua thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Kinh tế tán thành việc cần thiết ban hành Pháp lệnh quản lý thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ lợi ích của tổ chức, cá nhân kinh doanh, lợi ích người tiêu dùng…
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung thêm kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là những nước trong khu vực để học hỏi thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý thị trường. Đối chiếu với phạm vi điều chỉnh của dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu đề nghị cần rà soát lại để tránh chồng lấn, cũng như bỏ lọt lĩnh vực trong quản lý thị trường.
Đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, bên cạnh quy định địa vị pháp lý, nguyên tắc tổ chức hoạt động, vị trí, chức năng… cần tính toán quy định về mô hình tổ chức của quản lý thị trường. Đại biểu Nguyễn Quốc Cường đề nghị ban soạn thảo cần nghiên cứu sửa lại tên gọi của pháp lệnh để phù hợp với phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh.
Nhiều ý kiến đề nghị cần làm rõ việc quản lý, điều hành hoạt động của quản lý thị trường trong dự thảo pháp lệnh có gì khác so với quy định trong pháp luật hiện hành; việc thay đổi này mang lại những tác dụng gì; làm rõ cơ chế phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ, ngành trong hoạt động quản lý thị trường…/.
300 sinh viên tham gia phiên họp mô phỏng họp Quốc hội Việt Nam  (25/11/2015)
Thổ Nhĩ Kỳ không muốn leo thang căng thẳng trong quan hệ với Nga  (25/11/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự hội nghị COP 21 ở Paris  (25/11/2015)
Đối phó với thách thức khủng bố - bài toán chưa có lời giải  (25/11/2015)
Liên minh châu Âu: Bài toán khủng hoảng di cư  (25/11/2015)
Nhiều hiến kế cho Thành phố mang tên Bác phát triển nhanh và bền vững  (25/11/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay