Các hoạt động song phương của Chủ tịch nước tại Philippines
Ngày 19-11, tại Manila, Philippines, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Thủ tướng Papua New Guinea Peter O’Neill.
Tại cuộc gặp, Chủ tịch nước chúc mừng Papua New Guinea đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội. Để thúc đẩy quan hệ song phương, hai bên nhất trí cần đàm phán, sớm ký kết các thỏa thuận hợp tác, khuyến khích xúc tiến thương mại, đầu tư trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như nông nghiệp, lúa gạo, trồng cây cao su, càphê, chế biến gỗ, nuôi trồng đánh bắt thủy sản, thăm dò khai thác dầu khí...
Thủ tướng Papua New Guinea nhất trí hai bên ủng hộ lẫn nhau và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong các năm 2017 và 2018 khi Việt Nam và Papua New Guinea lần lượt làm chủ nhà APEC. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề cùng quan tâm.
Chủ tịch nước nhấn mạnh trong môi trường an ninh, phát triển phức tạp hiện nay, cần tiếp tục thúc đẩy đối thoại, triển khai mọi nỗ lực phù hợp với luật pháp quốc tế và chuẩn mực chung, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982. Đây là yếu tố quan trọng bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và hợp tác vì phát triển ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Đông Nam Á và Biển Đông.
Thủ tướng Papua New Guinea chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam.
Chiều 19-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Chúc mừng ông Justin Trudeau vừa được bầu làm Thủ tướng mới của Canada, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Canada và đề nghị hai bên cần có các biện pháp thúc đẩy hợp tác song phương, triển khai hiệu quả các thỏa thuận giữa hai nước.
Thủ tướng Canada nhấn mạnh Việt Nam là đối tác kinh tế, thương mại ngày càng quan trọng của Canada, khẳng định Chính phủ mới của Canada mong muốn tạo động lực mạnh mẽ để làm sâu sắc quan hệ với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, chính trị, ngoại giao, ODA, giáo dục... Hai bên tin tưởng việc thực hiện Hiệp định TPP sẽ mang lại triển vọng tốt đẹp cho trao đổi thương mại giữa hai nước và góp phần thúc đẩy xu thế liên kết ở khu vực và thế giới. Hai bên cũng trao đổi về tình hình thế giới và khu vực cùng quan tâm.
Trước đó, bên lề hội nghị, chiều 18-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có các cuộc gặp ngắn với Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, Tổng thống Chile M. Bachelet, Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla.
Tại cuộc gặp với Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah, hai nhà lãnh đạo nhất trí phối hợp đẩy mạnh hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, trong đó có dầu khí. Quốc vương Brunei đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam gần đây và mong sớm thăm Việt Nam để thúc đẩy quan hệ hai nước.
Tại cuộc gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye, hai nhà lãnh đạo bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ đối tác chiến lược đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hai bên nhất trí sớm hoàn tất các thủ tục nội bộ để FTA Việt Nam - Hàn Quốc sớm đi vào thực hiện, góp phần nâng kim ngạch thương mại hai chiều.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Chile Bachelet nhất trí tiếp tục duy trì và tăng cường hiệu quả của các cơ chế hợp tác song phương và trao đổi đoàn các cấp. Tổng thống Bachelet khẳng định ủng hộ và sẵn sàng phối hợp với Việt Nam để tổ chức thành công năm APEC 2017.
Tại cuộc gặp với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull, hai nhà lãnh đạo nhất trí thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện và tăng cường phối hợp trên các diễn đàn đa phương, nhất là các diễn đàn của ASEAN.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phó Tổng thống Indonesia Jusuf Kalla nhất trí hai bên cần duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cấp để đẩy mạnh hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược. Phó Tổng thống Indonesia mong muốn tiếp tục hợp tác nhập khẩu gạo từ Việt Nam.
Trong cuộc gặp ngắn với Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama vui mừng trước những bước phát triển của quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ sau 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và nhất trí tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện trong thời gian tới./.
Việt Nam - Pháp trao đổi kinh nghiệm Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc  (19/11/2015)
Chủ tịch nước nêu bật đóng góp của Việt Nam thúc đẩy hợp tác APEC  (19/11/2015)
Việt Nam - Tây Ban Nha chia sẻ kinh nghiệm về hội nhập khu vực  (19/11/2015)
Nhiệm vụ chính trị lớn nhất của Hải Hà là tập trung quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng  (19/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển