Chủ tịch Quốc hội dự Hội nghị thế giới các chủ tịch quốc hội
22:47, ngày 01-09-2015
TCCSĐT - Đúng 10 giờ sáng 31-8-2015 (theo giờ New York, Mỹ tức rạng sáng 01-9 theo giờ Việt Nam), tại Trụ sở Liên hợp quốc, Hội nghị Thế giới các Chủ tịch Quốc hội lần thứ tư đã chính thức khai mạc với sự tham dự của của 140 đoàn nghị viện cấp cao từ các quốc gia trên thế giới.
Đoàn Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dẫn đầu. Chủ đề của Hội nghị lần này tập trung vào các vấn đề liên quan đến hòa bình, dân chủ và phát triển. Dự và điều hành Hội nghị có Ngài Saber Chowdhury, Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới (IPU); Ngài Ban Ki-moon, Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Ngài Tổng Thư ký IPU Martin Chungong.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới Saber Chowdhury nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội lần này thể hiện sự nỗ lực tham gia ngày càng tích cực và sâu sắc của nghị viện các quốc gia trên thế giới vào việc hoạch định và xây dựng chương trình nghị sự sau năm 2015 của Liên hợp quốc.
Ngài Saber Chowdhury cho rằng, mối quan hệ về tổ chức IPU với tổ chức Liên hợp quốc đã liên tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua; mong muốn hai tổ chức sớm ký kết bản Thỏa thuận hợp tác hướng tới những cơ hội hợp tác rộng lớn hơn nữa với những mục tiêu tương đồng quan tâm đến con người, vấn đề an ninh và đời sống của người dân và cử tri trên toàn thế giới.
Đề cập những thách thức toàn cầu hiện nay, Chủ tịch IPU nêu rõ trong khi chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong một số lĩnh vực từ kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), chúng ta vẫn còn đối mặt những thách thức đang diễn ra: Tình trạng biến đổi khí hậu; thiên tai, địch họa diễn ra ngày càng thường xuyên gây nhiều tổn thất nặng nề; sự bất bình đẳng ngày càng rõ nét... đã cản trở tiến trình cải thiện tình hình và quyết tâm của nghị viện các nước.
Với chế định tổ chức theo hiến pháp ghi nhận bao gồm chức năng giám sát Chính phủ, thông qua luật và bảo đảm quá trình thực thi luật pháp, đưa pháp luật vào cuộc sống, hài hòa các nguồn lực thông qua quá trình phân bổ phân sách, các nghị viện các nước trên thế giới giữ vai trò và trách nhiệm to lớn. Vì thế nghị viện các nước đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh, tại hội nghị lần này, các nhà lập pháp lại gặp nhau sau 5 năm để bàn thảo những nội dung phát triển trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều các cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đây là thời điểm mà ngày càng có nhiều người dân trên thế giới bị mất nhà cửa do các cuộc xung đột và tác động to lớn và nghiêm trọng từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó cũng là nguyên nhân ngày càng đe dọa tới hạnh phúc của nhân loại. Thế giới đang trải qua những thử thách to lớn, bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần tăng cường quyết tâm đồng thuận tập thể nhằm mục tiêu thúc đẩy hòa bình và an ninh, sự phát triển bền vững và các quyền của con người trên toàn thế giới.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao những nỗ lực và vai trò của Liên minh nghị viện thế giới trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và đóng góp tích cực vào các nội dung nghị sự của Liên hợp quốc. Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng cho biết, hồi đầu tháng này, các quốc gia thành viên cũng đã tiến một bước quan trọng trong việc kết thúc đàm phán về chương trình nghị sự phát triển bền vững cho 15 năm tới. Ngài Tổng thư ký cũng kêu gọi cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại.
Ngay sau phần khai mạc, hội nghị đã họp Phiên toàn thể thứ nhất với các báo cáo: Báo cáo về việc thực hiện các khuyến nghị của các Hội nghị Thế giới các Chủ tịch Quốc hội và Nghị viện trước đây và góc độ nghị viện trong quan hệ quốc tế do bà Rebecca Kadaga, Chủ tịch Nghị viện Uganda trình bày; Báo cáo về Lồng ghép bình đẳng giới vào công việc của các Nghị viện do bà Gabriela Montano, Chủ tịch Hạ viện Boliavia và ngài Norber Lammert, Chủ tịch Nghị viện Đức trình bày.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Quốc hội chính là hiện thân của nền dân chủ. Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Quốc hội các nước trên thế giới lần này là dịp để tất cả chúng ta cùng nhìn lại những cam kết mà chúng ta đã đưa ra và tái khẳng định những cam kết đó với những nội hàm mới phù hợp với tình hình quốc tế đang đổi thay hằng ngày, hằng giờ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, các Nghị viện thành viên của IPU đã thông qua Tuyên bố Hà Nội “Các Mục tiêu Phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” tại Đại hội đồng IPU-132 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3-2015 vừa qua. Các Nghị viện đã khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm thực hiện các quyền con người, trao quyền cho mọi người phát huy hết tiềm năng, dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Với mong muốn gìn giữ hòa bình, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, của luật pháp quốc tế, cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, vì lợi ích và an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực, đe dọa sử dụng vũ lực, khủng bố trên toàn cầu.
Sau phần thảo luận chung về chủ đề: Dân chủ vì Hòa bình và Phát triển bền vững: Xây dựng thế giới theo ý nguyện của nhân dân, hội nghị đã họp Phiên toàn thể thứ hai; nghe các báo cáo: Báo cáo về sự tham gia của nghị viện trong việc hình thành và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững do ngài Saber Chowdhury, Chủ tịch IPU trình bày; Báo cáo về những thách thức mà các Nghị viện ngày nay phải đối mặt do ngài David Carter, Chủ tịch Nghị viện New Zealand trình bày. Hội nghị đã nghe bài phát biểu của bà Helen Clark, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
** Nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới lần thứ tư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc Trương Đức Giang tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được gặp Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua có nhiều tiến triển mới, đặc biệt là các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân Đại (Quốc hội) Trung Quốc tiếp tục được duy trì.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam mong muốn cùng Quốc hội Trung Quốc mở rộng trao đổi đoàn các cấp, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác; đồng thời tăng cường phối hợp ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và đoàn kết giữa hai bên, tạo nền tảng xã hội rộng rãi và vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” và “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC).
Về phần mình, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội lần thứ tư; đánh giá cao thành công của sự kiện Đại Hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU)-132 mà Việt Nam là quốc gia chủ nhà; cho rằng sự kiện này đã nâng cao vị thế của Quốc hội và nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời khẳng định sự tham gia tích cực và chủ động của Quốc hội Việt Nam vào việc xây dựng các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và thịnh vượng.
*** Bên lề Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Ngài Mogens Lykketoft.
Chúc mừng Ngài Mogens Lykketoft được bầu làm Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội sẽ được phản ánh trong văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp tới.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong suốt thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong tiến trình phát triển sắp tới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước, phát huy vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và ở các khu vực, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Tại buổi tiếp xúc, Ngài Mogens Lykketoft đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức Đại Hội đồng IPU-132. Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cho rằng sự kiện này cho thấy sự tham gia tích cực và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam với tư cách là thành viên của IPU; cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của IPU.
Đề cập đến chương trình nghị sự phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu, kinh nghiệm trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), Ngài Mogens Lykketoft mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đồng hành và đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
**** Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp gỡ Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Saber Chowdhury.
Vui mừng gặp lại Ngài Saber Chowdhury sau thành công của Đại Hội đồng IPU-132 tại thủ đô Hà Nội cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội “biến lời nói thành hành động” sẽ được phản ánh trong văn kiện cuối cùng hội nghị nhằm truyền tải tới Hội nghị Thượng đỉnh thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp diễn ra.
Chủ tịch Quốc hội cho biết để góp phần vào quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự Phát triển sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy thực hiện chương trình này và các SDGs; quyết định các kế hoạch phát triển và ngân sách để thực hiện chương trình nghị sự mới của Liên hợp quốc; giám sát việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ kinh tế-xã hội và sử dụng các công cụ giám sát trong việc tổ chức thực hiện chương trình nghị sự này.
Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam cũng như thành công của Đại Hội đồng IPU-132, Ngài Saber Chowdhury cho rằng, thành công của Đại Hội đồng IPU-132 đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế của IPU trong các tổ chức liên minh quốc tế. Ngài Saber Chowdhury cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào tiến trình hoạt động của IPU trong tương lai.
***** Cùng ngày, phát biểu tại buổi tiếp Ngài Vladimir Andreichenko, Chủ tịch Hạ viện Belarus, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam-Belarus không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trong tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên Chủ tịch cho rằng hai bên cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước sao cho tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước và tiềm năng của mỗi bên.
Chủ tịch Hạ viện Belarus Vladimir Andreichenko đề nghị Quốc hội hai nước đẩy mạnh hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội, các Nhóm nghị sỹ hữu nghị và các đại biểu Quốc hội, qua đó, tăng cường trao đổi thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác giữa Chính phủ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả./.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Liên minh nghị viện thế giới Saber Chowdhury nhấn mạnh, việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội lần này thể hiện sự nỗ lực tham gia ngày càng tích cực và sâu sắc của nghị viện các quốc gia trên thế giới vào việc hoạch định và xây dựng chương trình nghị sự sau năm 2015 của Liên hợp quốc.
Ngài Saber Chowdhury cho rằng, mối quan hệ về tổ chức IPU với tổ chức Liên hợp quốc đã liên tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua; mong muốn hai tổ chức sớm ký kết bản Thỏa thuận hợp tác hướng tới những cơ hội hợp tác rộng lớn hơn nữa với những mục tiêu tương đồng quan tâm đến con người, vấn đề an ninh và đời sống của người dân và cử tri trên toàn thế giới.
Đề cập những thách thức toàn cầu hiện nay, Chủ tịch IPU nêu rõ trong khi chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn trong một số lĩnh vực từ kết quả thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ (MDG), chúng ta vẫn còn đối mặt những thách thức đang diễn ra: Tình trạng biến đổi khí hậu; thiên tai, địch họa diễn ra ngày càng thường xuyên gây nhiều tổn thất nặng nề; sự bất bình đẳng ngày càng rõ nét... đã cản trở tiến trình cải thiện tình hình và quyết tâm của nghị viện các nước.
Với chế định tổ chức theo hiến pháp ghi nhận bao gồm chức năng giám sát Chính phủ, thông qua luật và bảo đảm quá trình thực thi luật pháp, đưa pháp luật vào cuộc sống, hài hòa các nguồn lực thông qua quá trình phân bổ phân sách, các nghị viện các nước trên thế giới giữ vai trò và trách nhiệm to lớn. Vì thế nghị viện các nước đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG).
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon nhấn mạnh, tại hội nghị lần này, các nhà lập pháp lại gặp nhau sau 5 năm để bàn thảo những nội dung phát triển trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với ngày càng nhiều các cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực. Kể từ sau Chiến tranh Thế giới lần thứ hai, đây là thời điểm mà ngày càng có nhiều người dân trên thế giới bị mất nhà cửa do các cuộc xung đột và tác động to lớn và nghiêm trọng từ sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Đó cũng là nguyên nhân ngày càng đe dọa tới hạnh phúc của nhân loại. Thế giới đang trải qua những thử thách to lớn, bởi vậy, hơn lúc nào hết, chúng ta cần tăng cường quyết tâm đồng thuận tập thể nhằm mục tiêu thúc đẩy hòa bình và an ninh, sự phát triển bền vững và các quyền của con người trên toàn thế giới.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao những nỗ lực và vai trò của Liên minh nghị viện thế giới trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và đóng góp tích cực vào các nội dung nghị sự của Liên hợp quốc. Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng cho biết, hồi đầu tháng này, các quốc gia thành viên cũng đã tiến một bước quan trọng trong việc kết thúc đàm phán về chương trình nghị sự phát triển bền vững cho 15 năm tới. Ngài Tổng thư ký cũng kêu gọi cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho toàn nhân loại.
Ngay sau phần khai mạc, hội nghị đã họp Phiên toàn thể thứ nhất với các báo cáo: Báo cáo về việc thực hiện các khuyến nghị của các Hội nghị Thế giới các Chủ tịch Quốc hội và Nghị viện trước đây và góc độ nghị viện trong quan hệ quốc tế do bà Rebecca Kadaga, Chủ tịch Nghị viện Uganda trình bày; Báo cáo về Lồng ghép bình đẳng giới vào công việc của các Nghị viện do bà Gabriela Montano, Chủ tịch Hạ viện Boliavia và ngài Norber Lammert, Chủ tịch Nghị viện Đức trình bày.
Trong bài phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, Quốc hội chính là hiện thân của nền dân chủ. Hội nghị Thượng đỉnh Chủ tịch Quốc hội các nước trên thế giới lần này là dịp để tất cả chúng ta cùng nhìn lại những cam kết mà chúng ta đã đưa ra và tái khẳng định những cam kết đó với những nội hàm mới phù hợp với tình hình quốc tế đang đổi thay hằng ngày, hằng giờ.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, với quyết tâm chính trị mạnh mẽ, các Nghị viện thành viên của IPU đã thông qua Tuyên bố Hà Nội “Các Mục tiêu Phát triển bền vững: Biến lời nói thành hành động” tại Đại hội đồng IPU-132 được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3-2015 vừa qua. Các Nghị viện đã khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững lấy người dân làm trung tâm thực hiện các quyền con người, trao quyền cho mọi người phát huy hết tiềm năng, dựa trên ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường; đồng thời đảm bảo hòa bình và an ninh quốc tế, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Với mong muốn gìn giữ hòa bình, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, của luật pháp quốc tế, cam kết không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, vì lợi ích và an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới. Việt Nam lên án mạnh mẽ các hành vi bạo lực, đe dọa sử dụng vũ lực, khủng bố trên toàn cầu.
Sau phần thảo luận chung về chủ đề: Dân chủ vì Hòa bình và Phát triển bền vững: Xây dựng thế giới theo ý nguyện của nhân dân, hội nghị đã họp Phiên toàn thể thứ hai; nghe các báo cáo: Báo cáo về sự tham gia của nghị viện trong việc hình thành và thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững do ngài Saber Chowdhury, Chủ tịch IPU trình bày; Báo cáo về những thách thức mà các Nghị viện ngày nay phải đối mặt do ngài David Carter, Chủ tịch Nghị viện New Zealand trình bày. Hội nghị đã nghe bài phát biểu của bà Helen Clark, Giám đốc Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP).
** Nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới lần thứ tư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc Trương Đức Giang tại trụ sở Liên hợp quốc ở New York, Hoa Kỳ.
Tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ vui mừng được gặp Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian qua có nhiều tiến triển mới, đặc biệt là các chuyến thăm, tiếp xúc giữa lãnh đạo cấp cao hai nước. Cùng với đà phát triển của quan hệ hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Nhân Đại (Quốc hội) Trung Quốc tiếp tục được duy trì.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh Quốc hội Việt Nam mong muốn cùng Quốc hội Trung Quốc mở rộng trao đổi đoàn các cấp, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm công tác; đồng thời tăng cường phối hợp ủng hộ lẫn nhau trên các diễn đàn liên nghị viện khu vực và thế giới. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tin cậy và đoàn kết giữa hai bên, tạo nền tảng xã hội rộng rãi và vững chắc cho quan hệ Việt Nam - Trung Quốc.
Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị hai bên tuân thủ các thỏa thuận và nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước về việc kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, cùng duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông. Hai bên cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” và “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), sớm cùng các nước ASEAN hoàn tất xây dựng “Bộ Quy tắc về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (COC).
Về phần mình, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị thượng đỉnh các Chủ tịch Quốc hội lần thứ tư; đánh giá cao thành công của sự kiện Đại Hội đồng Liên minh nghị viện thế giới (IPU)-132 mà Việt Nam là quốc gia chủ nhà; cho rằng sự kiện này đã nâng cao vị thế của Quốc hội và nhân dân Việt Nam trên trường quốc tế; đồng thời khẳng định sự tham gia tích cực và chủ động của Quốc hội Việt Nam vào việc xây dựng các mục tiêu chung của cộng đồng quốc tế vì hòa bình và thịnh vượng.
*** Bên lề Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi tiếp xúc Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Ngài Mogens Lykketoft.
Chúc mừng Ngài Mogens Lykketoft được bầu làm Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội sẽ được phản ánh trong văn kiện của Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp tới.
Chủ tịch Quốc hội cảm ơn sự hỗ trợ của Liên hợp quốc đối với Việt Nam trong suốt thời gian qua, nhất là trong các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong tiến trình phát triển sắp tới, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nước, phát huy vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới và ở các khu vực, trong đó có khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đóng góp vào nỗ lực chung giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Tại buổi tiếp xúc, Ngài Mogens Lykketoft đánh giá cao thành công của Việt Nam trong việc đăng cai tổ chức Đại Hội đồng IPU-132. Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc cho rằng sự kiện này cho thấy sự tham gia tích cực và trách nhiệm của Quốc hội Việt Nam với tư cách là thành viên của IPU; cũng như sự tham gia tích cực của Việt Nam trong các hoạt động của IPU.
Đề cập đến chương trình nghị sự phải được xây dựng trên cơ sở những thành tựu, kinh nghiệm trong việc thực hiện Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs), Ngài Mogens Lykketoft mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đồng hành và đóng góp nhiều hơn nữa vào việc thực hiện các mục tiêu chung của Liên hợp quốc vì hòa bình và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới.
**** Cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã gặp gỡ Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Saber Chowdhury.
Vui mừng gặp lại Ngài Saber Chowdhury sau thành công của Đại Hội đồng IPU-132 tại thủ đô Hà Nội cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ mong muốn tinh thần của Tuyên bố Hà Nội “biến lời nói thành hành động” sẽ được phản ánh trong văn kiện cuối cùng hội nghị nhằm truyền tải tới Hội nghị Thượng đỉnh thông qua Chương trình Nghị sự Phát triển sau 2015 sắp diễn ra.
Chủ tịch Quốc hội cho biết để góp phần vào quá trình thực hiện Chương trình Nghị sự Phát triển sau năm 2015 và các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs), Quốc hội Việt Nam sẽ tiến hành ban hành, sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến việc thúc đẩy thực hiện chương trình này và các SDGs; quyết định các kế hoạch phát triển và ngân sách để thực hiện chương trình nghị sự mới của Liên hợp quốc; giám sát việc thực hiện pháp luật, nhiệm vụ kinh tế-xã hội và sử dụng các công cụ giám sát trong việc tổ chức thực hiện chương trình nghị sự này.
Nhắc lại những kỷ niệm tốt đẹp về đất nước và con người Việt Nam cũng như thành công của Đại Hội đồng IPU-132, Ngài Saber Chowdhury cho rằng, thành công của Đại Hội đồng IPU-132 đã đóng góp tích cực vào việc nâng cao vai trò, vị thế của IPU trong các tổ chức liên minh quốc tế. Ngài Saber Chowdhury cũng bày tỏ mong muốn Quốc hội Việt Nam tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa vào tiến trình hoạt động của IPU trong tương lai.
***** Cùng ngày, phát biểu tại buổi tiếp Ngài Vladimir Andreichenko, Chủ tịch Hạ viện Belarus, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng vui mừng nhận thấy quan hệ hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam-Belarus không ngừng được củng cố và phát triển tốt đẹp trong tất cả các lĩnh vực.
Tuy nhiên Chủ tịch cho rằng hai bên cần tích cực đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước sao cho tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước và tiềm năng của mỗi bên.
Chủ tịch Hạ viện Belarus Vladimir Andreichenko đề nghị Quốc hội hai nước đẩy mạnh hơn nữa giao lưu giữa Quốc hội, các Nhóm nghị sỹ hữu nghị và các đại biểu Quốc hội, qua đó, tăng cường trao đổi thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau trong các lĩnh vực lập pháp, giám sát, thúc đẩy các chương trình, dự án hợp tác giữa Chính phủ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu và hiệu quả./.
Đoàn đại biểu Tạp chí A-lun-may thăm và làm việc tại tỉnh Lâm Đồng và Thành phố Hồ Chí Minh  (01/09/2015)
Thủ tướng yêu cầu kiểm soát tốt kinh tế vĩ mô, ổn định tỷ giá  (01/09/2015)
Sớm hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia  (01/09/2015)
Tái hiện Tết Độc lập của bà con các dân tộc miền núi tại Thủ đô  (01/09/2015)
Bộ Chính trị làm việc với 60/68 Đảng bộ trực thuộc Trung ương  (01/09/2015)
Bảy mươi năm đối ngoại Việt Nam: Thành tựu và những bài học kinh nghiệm  (01/09/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên