Việt Nam là ưu tiên hàng đầu về chính sách đối ngoại của Nhật Bản
Nhân dịp tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội trên thế giới lần thứ 4 tại New York, sáng 31-8 (theo giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã có buổi gặp gỡ Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima.
Thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chân thành cảm ơn sự tham gia và đóng góp của đoàn Nhật Bản vào thành công của Đại hội đồng IPU 132 được tổ chức tại Hà Nội.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao và cảm ơn Quốc hội, Chính phủ Nhật Bản vì những tình cảm đặc biệt cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ quý báu của Nhật Bản dành cho Việt Nam; không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước và tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản cũng như quan hệ giữa hai quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao giữa hai nước; thúc đẩy hơn nữa giao lưu giữa quốc hội, các liên minh nghị sỹ hữu nghị và các đại biểu quốc hội để tăng cường trao đổi thông tin và sự hiểu biết lẫn nhau.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Quốc hội Nhật Bản quan tâm, ủng hộ việc triển khai, thực hiện các thỏa thuận cấp cao về kinh tế; thúc đẩy Chính phủ Nhật Bản tiếp tục duy trì ODA ở mức cao giúp Việt Nam phát triển bền vững, hoàn thành mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Hai nước tăng cường hợp tác và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực cũng như trong những vấn đề mà hai bên cùng quan tâm.
Đề cập đến tình hình tại Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS); các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và sớm tiến tới Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).
Việt Nam chân thành cảm ơn và mong muốn nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản và Quốc hội Nhật Bản đối với lập trường của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông.
Bày tỏ vui mừng được gặp Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại Hội nghị thượng đỉnh các nhà lập pháp toàn cầu, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản Tadamori Oshima đánh giá cao sự phát triển ngày càng tốt đẹp của mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và phồn vinh ở châu Á” giữa Việt Nam - Nhật Bản.
Tại buổi tiếp xúc, Chủ tịch Hạ viện Nhật Bản chúc mừng và đánh giá cao Quốc hội Việt Nam đã tổ chức thành công sự kiện Đại hội đồng IPU-132. Chủ tịch Hạ viện Tadamori Oshima cho biết, Nhật Bản luôn coi trọng việc tăng cường quan hệ với Việt Nam; coi đây là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình.
Sự tin cậy cao về mặt chính trị giữa hai nước là nền tảng cho sự hợp tác chân thành, hiệu quả trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã đến thăm cán bộ, nhân viên Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Tại buổi gặp gỡ, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Nguyễn Phương Nga cho biết, thời gian qua, khắc phục khó khăn, cán bộ nhân viên xây dựng hình ảnh của người cán bộ ngoại giao, từng bước bảo đảm và nâng cao cơ sở vật chất cơ quan cho xứng tầm với vị thế của đất nước.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga cho biết, vai trò của Việt Nam tại Liên hợp quốc ngày càng được khẳng định. Cũng theo Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Đại hội đồng IPU-132 vừa qua tại Hà Nội là sự kiện quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của Liên minh nghị viện thế giới và Liên hợp quốc; đặc biệt là Tuyên bố Hà Nội và chủ đề của Đại hội đồng.
Đây cũng là ưu thế của đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội lần thứ tư.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng trân trọng chúc mừng cán bộ, nhân viên trong Phái đoàn nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày truyền thống ngành Ngoại giao Việt Nam (28-8-1945 - 28-8-2015).
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam tham dự Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội lần thứ 4 nhằm khẳng định sự tham gia tích cực và có trách nhiệm của Việt Nam và Quốc hội Việt Nam trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu Thiên niên kỷ, nâng cao chất lượng sống của người dân và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Chủ tịch Quốc hội mong muốn, Phái đoàn tiếp tục là hạt nhân đoàn kết cộng đồng người Việt tại khu vực New York; động viên bà con hướng về Tổ quốc, xây dựng quê hương.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ tin tưởng cán bộ, nhân viên trong Phái đoàn tăng cường đoàn kết, trách nhiệm, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện; xứng đáng với sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước và Quốc hội./.
Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 - Giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại  (31/08/2015)
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam  (31/08/2015)
Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam  (31/08/2015)
Việt Nam-Venezuela tăng hợp tác song phương, mở rộng đầu tư  (30/08/2015)
Kỷ niệm 70 năm Quốc khánh 02-9 tại một số nước  (30/08/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên