EU thoả thuận về chính sách nông nghiệp chung
Theo thoả thuận này, EU sẽ giảm dần trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp để ưu tiên phát triển khu vực nông thôn và cải tạo môi trường.
Ngày 20-11, các Bộ trưởng nông nghiệp EU đã đạt được thoả thuận về văn bản sửa đổi chính sách nông nghiệp chung của châu Âu. Thu nhập của người nông dân sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào luật cung cầu của thị trường.
Theo kế hoạch, EU sẽ tăng 1% mỗi năm hạn ngạch sữa từ nay cho tới năm 2015, thời điểm khối này dự kiến sẽ xoá bỏ loại hạn ngạch này. EU cũng dự kiến chi các khoản hỗ trợ cho người chăn nuôi ở các khu vực miền núi khó khăn, vì một số nước như: Đức, Pháp và Áo lo ngại việc mở rộng sản xuất nông nghiệp khiến giá hàng hoá nông nghiệp giảm và ảnh hưởng tới đời sống của nông dân tại các quốc gia này.
Tại cuộc họp Bộ trưởng nông nghiệp diễn ra tại Bỉ, các nước EU cũng đạt được thoả thuận về khả năng sử dụng tài chính một cách linh động nhằm đối phó với những thách thức mới của thời đại như: biến đổi khí hậu, năng lượng tái sinh, quản lý nguồn nước, đa dạng sinh học.
Bộ trưởng nông nghiệp Pháp Mi-sen Bac-ni-e (Michel Barnier) khẳng định: “Trong suốt thời gian qua, có nhiều nông dân ở các nước EU đã được hưởng mức lợi nhuận cao, trong khi có những nông dân khác lại phải chịu thiệt hại do giá thức ăn chăn nuôi và giá năng lượng tăng cao, khiến năng suất nông sản bị giảm, thu nhập của người nông dân đi xuống, trong đó phải kể tới những người chăn nuôi cừu. Bởi thế, các nước EU cần áp dụng ngay những giải pháp đúng đắn và công bằng”.
Cũng tại cuộc họp này, các Bộ trưởng Nông nghiệp EU đã đặt lịch trình đến năm 2013 sẽ tổ chức một cuộc họp nhằm tiến hành cải cách sâu rộng chính sách nông nghiệp chung, trong đó có phần ngân sách dành cho chính sách nông nghiệp chung này trong tương lai./.
Các nền kinh tế APEC phản đối chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch  (22/11/2008)
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hội đàm với Tổng thống Hu-gô Cha-vet  (21/11/2008)
Quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô nhằm kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  (21/11/2008)
Cách mạng Tháng Mười Nga và những giá trị trường tồn  (21/11/2008)
Công đoàn Việt Nam với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước  (21/11/2008)
Việt Nam với những nỗ lực thúc đẩy hợp tác trong APEC  (21/11/2008)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay