Thúc đẩy quan hệ hợp tác với các nước ngày càng thực chất và tin cậy
Nhận lời mời của Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia từ ngày 07 đến ngày 08-8 và tham dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày Độc lập Singapore vào ngày 09-8.
Chuyến thăm nhằm thúc đẩy các mối quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Malaysia, Việt Nam - Singapore phát triển ngày càng thực chất và tin cậy, vì lợi ích của mỗi quốc gia, đồng thời góp phần vì sự thịnh vượng chung của khu vực và thế giới.
Tăng cường quan hệ đối tác Việt Nam - Malaysia
Việt Nam và Malaysia thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30-3-1973. Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển tốt đẹp. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, gần nhất là cuộc gặp giữa Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Najib Razak bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 26 (tháng 4-2015).
Về quan hệ kinh tế thương mại, Malaysia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 trong ASEAN và lớn thứ 9 trên toàn thế giới của Việt Nam. Kim ngạch thương mại giữa hai nước tăng trưởng đều.
Việt Nam xuất sang Malaysia chủ yếu là dầu thô, gạo, cà-phê, hải sản; nhập chủ yếu là sắt thép, xăng dầu, dầu mỡ động thực vật, chất dẻo nguyên liệu, máy móc thiết bị, máy vi tính và sản phẩm điện tử.
Hai nước đã tổ chức thành công kỳ họp lần thứ hai Ủy ban Thương mại Việt Nam - Malaysia tại Hà Nội (tháng 3-2013). Năm 2014, kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước đạt 8,1 tỷ USD.
Tính đến tháng 4-2015, Malaysia có 493 dự án, đứng thứ 8/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với số vốn 10,8 tỷ USD. Hiện Việt Nam có 11 dự án đầu tư sang Malaysia với tổng vốn đầu tư hơn 800 triệu USD.
Quan hệ hợp tác giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch cũng có nhiều tiến triển tích cực. Hằng năm, Malaysia cấp học bổng đại học và cao học cho sinh viên Việt Nam, bao gồm học bổng chính phủ và học bổng do các tập đoàn kinh tế lớn của Malaysia cấp.
Việt Nam và Malaysia đều là thành viên của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á, thường xuyên có quan hệ hợp tác chặt chẽ trên lĩnh vực thể dục thể thao, như trao đổi đoàn, thi đấu, tập huấn, trao đổi chuyên viên, huấn luyện viên, vận động viên, tham gia các khóa đào tạo, tham dự hội nghị về thể dục thể thao được tổ chức ở mỗi nước.
Kể từ khi hai nước miễn thị thực cho công dân mang hộ chiếu phổ thông, lượng du khách Malaysia đến Việt Nam tăng nhanh. Hợp tác an ninh - quốc phòng giữa hai nước ngày càng phát triển cả trên phương diện song phương và trong khuôn khổ ASEAN, giúp đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên.
Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Malaysia chính thức thiết lập quan hệ tháng 4-1994. Hai bên duy trì trao đổi đoàn và đang thúc đẩy đàm phán để ký kết “Bản Ghi nhớ về hợp tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm xuyên quốc gia”.
Từ năm 1998, hai nước đã mở văn phòng Tùy viên quốc phòng tại Đại sứ quán mỗi nước. Việt Nam và Malaysia đã ký Bản Ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương (2008); tích cực trao đổi các chuyến thăm lẫn nhau. Hợp tác trên các lĩnh vực lao động cũng được triển khai, hiện Việt Nam có khoảng 60.000 lao động tại Malaysia.
Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác về biển - đại dương, dầu khí, nông nghiệp, văn hóa. Trong thời gian qua, hai bên cũng đã ký các Hiệp định, Thỏa thuận hợp tác nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Malaysia.
Làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore
Kể từ khi hai nước Việt Nam và Singapore thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 01-8-1973 cho đến nay, quan hệ hai nước không ngừng phát triển thiết thực và hiệu quả. Đặc biệt là từ khi Việt Nam trở thành thành viên ASEAN (1995), quan hệ hai nước phát triển nhanh chóng.
Singapore coi trọng quan hệ với Việt Nam và Việt Nam trở thành một trong những thị trường chính về thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Hai bên tăng cường trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao và các cấp, quan hệ hợp tác trên các kênh ngày càng mở rộng.
Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam, hiện là bạn hàng thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong ASEAN và lớn thứ 8 trên thế giới với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2014 đạt xấp xỉ 9,8 tỷ USD, trong năm tháng đầu năm 2015 đạt khoảng 4,5 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam liên tục tăng từ năm 1998. Tính đến hết năm 2014, Singapore đã có 1.405 dự án với tổng vốn đầu tư 33 tỷ USD, đứng thứ 3 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Singapore chủ yếu đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng. Khu Công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) là một biểu tượng cho tính hiệu quả của các dự án đầu tư của Singapore, với các khu VSIP 1 và VSIP 2 tại Bình Dương, VSIP 3 tại Bắc Ninh (tháng 12-2007), VSIP 4 tại Hải Phòng ( tháng 01-2010); VSIP 5 tại Quảng Ngãi (tháng 9-2013).
Trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, hằng năm Chính phủ Singapore cấp khoảng 15 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam học đại học tại Singapore. Hai nước đã ký Thỏa thuận về Chương trình đào tạo dành cho cán bộ trung, cao cấp của Việt Nam tại Singapore giai đoạn 2011 - 2013 và Thỏa thuận về Chương trình đào tạo chuyên đề cho cán bộ cao cấp của Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. Năm 2014, Singapore đứng thứ 5 trong top các điểm đến du học của sinh viên Việt Nam với khoảng 8.500 sinh viên.
Trong lĩnh vực văn hóa, hai bên chủ yếu hợp tác theo khuôn khổ của Ủy ban Văn hóa Thông tin ASEAN (ASEAN - COCI), tích cực ủng hộ lẫn nhau. Hợp tác du lịch giữa hai nước tương đối hiệu quả, Singapore là thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam, đồng thời là địa điểm du lịch hấp dẫn của du khách Việt Nam.
Khách du lịch từ Singapore đến Việt Nam trong năm 2014 đạt 202.436 người (tăng khoảng 4% so với năm 2013), đứng thứ 13 trong tổng số các nước có khách du lịch đến Việt Nam.
Năm 2013, lượng khách du lịch Việt Nam đến Singapore đạt 380.000 người, tăng 4% so với 2012, đứng thứ 10 trong tổng số các nước có khách du lịch đến Singapore.
Về an ninh - quốc phòng, hai bên trao đổi nhiều chuyến thăm cấp Bộ trưởng, hợp tác hải quân phát triển tốt, hai bên thường xuyên tiến hành giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm. Hợp tác an ninh, hai bên duy trì trao đổi đoàn và đã ký gia hạn Thỏa thuận hợp tác về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia. Các hợp tác khác như tài chính, tư pháp đều có những tiến triển tích cực.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Malaysia và dự lễ kỷ niệm 50 năm ngày Độc lập Singapore nhằm tiếp tục tăng cường mạnh mẽ và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malyasia; góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Singapore, mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, lao động, năng lượng, nông nghiệp, giáo dục, tài chính, dịch vụ, an ninh quốc phòng, đồng thời trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng quan tâm./.
Việt Nam - New Zealand nỗ lực hướng tới quan hệ Đối tác chiến lược  (05/08/2015)
Thủ tướng: Trung ương xem xét hỗ trợ mức cao nhất cho Quảng Ninh  (05/08/2015)
Thủ tướng: Công an phải hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân  (05/08/2015)
Đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Linh cho sự nghiệp đổi mới đất nước  (05/08/2015)
Đóng góp của đồng chí Nguyễn Văn Linh cho sự nghiệp đổi mới đất nước  (05/08/2015)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển