Thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Đức đi vào chiều sâu
Tiếp tục chuyến thăm làm việc tại Đức, ngày 30-6, đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu, đã thảo luận với giới nghị sỹ, lãnh đạo Quốc hội Đức nhằm đưa mối quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước đi vào chiều sâu.
Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn và tin cậy lẫn nhau, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã thảo luận với bà Edelgard Bulmahn, Phó Chủ tịch Quốc hội Liên bang Đức thuộc đảng Dân chủ Xã hội (SPD) và ông Volker Kauder - Chủ tịch nhóm nghị sỹ liên đảng Dân chủ/Xã hội cơ đốc giáo (CDU/CSU) trong Quốc hội Đức.
Tại các cuộc gặp, hai bên khẳng định quan hệ giữa Việt Nam và Đức đã có nhiều bước phát triển mới trên nền tảng quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trong suốt 40 năm qua, đặc biệt sau khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2011.
Phía Đức đánh giá cao những thành tựu Việt Nam đạt được trong công cuộc phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa. Việt Nam cũng chia sẻ thông tin về các thành tựu đạt được trong lĩnh vực kinh tế, phát triển giáo dục, y tế cũng như hoàn thiện hệ thống chính trị, tăng cường chức năng giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc.
Một trong số nội dung quan trọng được hai bên thảo luận là tìm biện pháp thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại song phương, trong đó có nâng kim ngạch thương mại hai chiều cũng như đầu tư của Đức ở Việt Nam. Hai bên tin tưởng mức kim ngạch thương mại hai chiều, hiện đạt gần 8 tỷ USD và thương mại với Đức chiếm 3,3% tổng thương mại Việt Nam, sẽ tiếp tục được nâng cao hơn nữa trong thời gian tới.
Hai bên cũng nhận thấy đầu tư của Đức ở Việt Nam còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng của nước Đức cũng như quan hệ chính trị tốt đẹp song phương.
Tại cuộc gặp, Phó Chủ tịch Quốc hội Bulmahn cũng đã nêu những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đầu tư còn ở mức hạn chế này. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết sẽ báo cáo vấn đề với Lãnh đạo Chính phủ để có thể tổ chức nghiên cứu, thành lập các tổ công tác gặp các doanh nghiệp Đức thảo luận sâu về những hạn chế, tìm ra cách khắc phục để các doanh nghiệp Đức có niềm tin và quyết tâm cao hơn trong việc đầu tư vào Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại các cuộc làm việc, phía Đức cũng đề cập việc thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực văn hóa và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước. Hai bên cũng đã trao đổi thẳng thắn, chia sẻ các thông tin trên tinh thần tin cậy lẫn nhau về tình hình nhân quyền, tự do tôn giáo và vấn đề Biển Đông.
Việt Nam và Đức cùng khẳng định sẽ phối hợp để thúc đẩy và phát huy vai trò, vị trí của Đức - quốc gia có nền kinh tế lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), và Việt Nam - quốc gia có vị trí quan trọng trong ASEAN, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của Đức vào quá trình phát triển của ASEAN nói riêng và châu Á nói chung cũng như sự tham gia của Việt Nam vào sự phát triển của EU.
Phía Đức bày tỏ hy vọng có thể ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) trong năm nay, qua đó giúp đẩy mạnh hơn nữa sự tham gia của Việt Nam vào thị trường EU.
Tại cuộc gặp với Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân, ông Kauder cũng bày tỏ vui mừng được trở lại thăm, làm việc tại Việt Nam vào tháng Tám tới.
Rời trụ sở Quốc hội Đức, đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục làm việc tại Tổng Hội Bình đẳng Liên bang Đức. Tại buổi làm việc, Chủ tịch Tổng Hội Bình đẳng Rolf Rosenbrock đã trình bày tham luận khái quát về cơ cấu, các lĩnh vực, hoạt động của Tổng Hội Bình đẳng Liên bang Đức, trong đó nêu ba thách thức của Đức hiện nay, gồm tình trạng mất cân đối trong xã hội gia tăng, biến đổi nhân khẩu học và tình trạng kinh tế hoá xã hội.
Ngoài ra, đại diện của Tổng Hội Bình đẳng cũng trình bày tham luận về các loại hình công việc liên quan tới chăm sóc, điều dưỡng ở Đức. Tại cuộc thảo luận, hai bên đã chia sẻ về các dịch vụ xã hội, đặc biệt là dành cho những người yếu thế.
Hiện ở Đức đang thiếu hụt lực lượng chăm sóc sức khỏe cho người già do tình trạng dân số giảm trong khi tuổi thọ ngày càng tăng. Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân cho biết Việt Nam và Đức đã có hợp tác bước đầu trong lĩnh vực này, với 100 điều dưỡng viên đã được đưa sang Đức tiếp tục đào tạo để làm việc lâu dài ở nước này.
Hai bên cũng nhất trí cho rằng cần phải bảo đảm chất lượng cả về chuyên môn và tiếng Đức của điều dưỡng viên để có thể đưa nhiều hơn nữa lực lượng này sang Đức làm việc.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân đã thông báo về lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông. Trong cuộc gặp trước đó với ông Kauder, lãnh đạo nhóm nghị sỹ CDU/CSU này cũng đã ghi nhận, cho rằng hai bên cần làm việc cụ thể để có thể sớm đưa các chuyên gia trình độ cao về công nghệ thông tin truyền thông của Việt Nam sang Đức làm việc trong những năm tới.
Tối 30-6, đoàn đại biểu cấp cao Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã rời Berlin, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác ba ngày tại Đức./.
Airbus mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực máy bay quân sự  (01/07/2015)
Liên hợp quốc và ASEAN cam kết tiếp tục tăng cường hợp tác  (01/07/2015)
Gia đình Việt Nam đương đại - Tư duy mới trong một xã hội đang biến đổi  (01/07/2015)
Gia đình Việt Nam đương đại - Tư duy mới trong một xã hội đang biến đổi  (01/07/2015)
Quá tầm, quá sức!  (01/07/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên