Những sự kiện quốc tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22-6 đến ngày 28-6-2015)
Đối thoại Mỹ - Trung Quốc: Cam kết hợp tác nhưng thừa nhận có bất đồng trong nhiều lĩnh vực
Đối thoại chiến lược và kinh tế (S&ED) lần thứ bảy cam kết gia tăng thúc đẩy hợp tác trong khi thừa nhận hai nước có bất đồng và mâu thuẫn trong nhiều vấn đề. Ảnh: http://usa.chinadaily.com.cn
Ngày 23-6-2015, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc Đối thoại chiến lược và kinh tế (S&ED) lần thứ bảy tại Thủ đô Washington với cam kết gia tăng thúc đẩy hợp tác trong khi thừa nhận hai nước có bất đồng và mâu thuẫn trong nhiều vấn đề.
Phát biểu khai mạc Đối thoại, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh hai nước cần trung thực và thẳng thắn về quan hệ tương lai, cho rằng tất cả các cuộc đàm phán quan trọng trên toàn cầu cần phải có sự tham dự của Bắc Kinh. Tuy nhiên, ông J. Biden cảnh báo tất cả các quốc gia đều có trách nhiệm phải tuân thủ luật lệ quốc tế, hợp tác để giữ cho các tuyến đường biển quốc tế luôn mở cửa hoàn toàn cho giao thương. Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương thừa nhận hai nền kinh tế hàng đầu thế giới không nhất trí được với nhau trên mọi vấn đề và cho rằng đối thoại luôn là biện pháp được ưu tiên hơn đối đầu. Đối thoại chiến lược và kinh tế Mỹ - Trung Quốc lần thứ bảy tập trung thảo luận về các thách thức và cơ hội về chiến lược và kinh tế mà hai nước đang phải đối mặt, trước mắt và lâu dài, cả trong quan hệ song phương, khu vực và toàn cầu. Vấn đề Biển Đông cùng với các mối quan ngại chung như biến đổi khí hậu, các chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên, an ninh mạng và nhân quyền được phía Mỹ thông báo là những ưu tiên cao trong chương trình nghị sự của cuộc Đối thoại.
Pháp thông qua dự luật do thám gây tranh cãi
Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật do thám mới, mở rộng quyền cho các cơ quan tình báo để do thám công dân nước này. Ảnh: TTXVN
Ngày 24-6-2015, Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật do thám mới gây tranh cãi, theo đó mở rộng quyền cho các cơ quan tình báo để do thám công dân nước này.
Dự luật mới này cho phép các nhà chức trách theo dõi các cuộc trao đổi qua điện thoại di động hoặc thiết bị kỹ thuật số của bất cứ ai liên quan đến một cuộc điều tra “khủng bố” mà không cần sự cho phép từ tòa án, đồng thời buộc các nhà cung cấp dịch vụ internet và công ty điện thoại phải cung cấp dữ liệu khi được yêu cầu. Các cơ quan tình báo sẽ có quyền đặt máy ghi hình và thiết bị thu âm tại nơi ở cá nhân và cài đặt ứng dụng ghi lại các hoạt động của bàn phím của một máy tính mục tiêu. Cơ quan chức năng cũng có thể lưu giữ các bản ghi trong 1 tháng và dữ liệu trong 5 năm. Phản ứng trước thông tin trên, các nhóm hoạt động nhân quyền vẫn chỉ trích rằng Pháp đang “tiến một bước gần hơn tới việc trở thành một nhà nước do thám”.
Khủng bố kinh hoàng tại Pháp, Tunisia và Kuwait
Báo chí Pháp ngày 27-6-2015 đã đồng loạt lên án về các vụ khủng bố diễn ra trước đó một ngày ở Pháp, Tunisia và Kuwait. Ảnh: CNN
Báo chí Pháp ngày 27-6-2015 đã đồng loạt lên án các vụ khủng bố diễn ra trước đó một ngày ở Pháp, Tunisia và Kuwait. Nhật báo LeFigaro dành trang nhất và 6 trang tiếp theo để phán ánh “nỗi kinh hoàng của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan”. Đây là lần đầu tiên tại Pháp xảy ra một vụ tấn công khủng bố man rợ với hình thức chặt đầu nạn nhân tại Isère ngay gần Lyon, thành phố lớn thứ hai của Pháp. Vụ khủng bố tại Pháp xảy ra cùng ngày với hai vụ khác tại Tunisia và Kuwait. Báo chí Pháp cho rằng đang có một làn sóng khủng bố của những phần tử thánh chiến Hồi giáo trên thế giới và bọn khủng bố không loại trừ nơi nào.
Tổng thống Tunisia Beji Caid Essebsi kêu gọi cần có một chiến lược toàn cầu thống nhất để đối phó với mối đe dọa từ các phần tử thánh chiến. Ông B. Essebsi nêu rõ Tunisia đang phải đối mặt với một phong trào quốc tế và không thể đơn độc đối phó với mối đe dọa này. Ông B. Essebsi cho rằng cần có một chiến dịch toàn cầu và tất cả các quốc gia dân chủ giờ đây phải hợp lực ngay.
Hy Lạp: Khủng hoảng nợ vẫn chưa có lối thoát
Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn kế hoạch trưng cầu ý dân về đề xuất mới nhất liên quan tới thỏa thuận cho vay của nhóm chủ nợ là EU - IMF. Ảnh: the Guardian
Ngày 27-6-2015, trong một cuộc họp tại Brussels, Bỉ, bộ trưởng các nước thuộc Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cho biết chương trình cứu trợ Hy Lạp sẽ hết hiệu lực theo đúng kế hoạch vào ngày 30-6. Quyết định này có thể đặt dấu chấm hết cho các nỗ lực của Hy Lạp, kỳ vọng vào kết quả cuộc trưng cầu ý dân để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ hiện nay.
Trước đó, Hy Lạp đề nghị các chủ nợ quốc tế gia hạn vài ngày chương trình cứu trợ hiện nay, sẽ hết hạn vào ngày 30-6 tới, cho tới khi Hy Lạp tiến hành cuộc trưng cầu ý dân ở nước này. Cũng trong ngày 27-6, Hãng AFP đưa tin Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn kế hoạch trưng cầu ý dân về đề xuất mới nhất liên quan tới thỏa thuận cho vay của nhóm chủ nợ là Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong bài phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras cho biết ông tin tưởng “người dân Hy Lạp sẽ kiên quyết nói không với tối hậu thư” của các chủ nợ EU - IMF song nói “có với sự đoàn kết của châu Âu”. Trong giải quyết cuộc khủng hoảng này, dường như mỗi bên đang kiên trì quan điểm của mình mà không có nhượng bộ. Lập trường này của mỗi bên sẽ đưa cuộc khủng hoảng đến đâu - đang là suy đoán của các nhà phân tích./.
Dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh  (29/06/2015)
Công tác chuẩn bị cho thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã hoàn tất  (29/06/2015)
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay  (29/06/2015)
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và những vấn đề đặt ra trong giai đoạn hiện nay  (29/06/2015)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 22 đến ngày 28-6-2015  (29/06/2015)
Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6-2015  (29/06/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên