Công khai người đứng đầu doanh nghiệp không hoàn thành cổ phần hóa
Sáng ngày 25-6, chủ trì Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã yêu cầu: “Sắp tới phải báo cáo việc không hoàn thành cổ phần hóa vì thực tế đã có sự chậm chễ trong chỉ đạo và thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước”.
Phó Thủ tướng cho hay: “Tôi đã nghe các đồng chí báo cáo là có trường hợp như vậy rồi và tôi đã cho kiểm điểm để xử lý trách nhiệm người đứng đầu”.
Trong hơn 1 năm qua, lãnh đạo Chính phủ đã yêu cầu cách chức, điều chuyển công tác (sang vị trí thấp hơn),... những người đứng đầu những DNNN chậm chạp cổ phần hóa, muốn “giữ ghế” hơn là muốn thay đổi, góp sức cho doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, sau một năm rưỡi Chính phủ đặt quyết tâm thực hiện thì tới nay “nhìn chung tiến độ cổ phần hóa vẫn chậm chạp”, theo đánh giá của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị.
Nhưng liệu việc cổ phần hóa vẫn chậm (còn 228 DNNN phải cổ phần hóa trong 6 tháng cuối năm 2015) còn có nguyên nhân từ sự chậm trễ trong việc ban hành chính sách, cơ chế và hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành?
Thực tế là tại Hội nghị sáng 25-6, lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước mặc dù khẳng định quyết tâm hoàn thành cổ phần hóa đúng tiến độ nhưng cũng nêu những khó khăn khách quan và cả chủ quan mà các đơn vị đang gặp phải.
Đó là nhiều doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, tài chính phức tạp nên để cổ phần hóa thành công cần có sự tham gia của các nhà đầu tư lớn và có tiềm lực tài chính.
Quy định về mức phí bán đấu giá cổ phần thông qua Sở Giao dịch chứng khoán còn bất cập, khó xử lý cổ phần không bán hết... Ngoài ra, còn có nhiều công ty cổ phần hóa nhưng không có nhà đầu tư đăng ký mua hay đấu giá lần 2 không thành công.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu cho biết các nội dung tháo gỡ khó khăn cho cổ phần hóa đã được Chính phủ nêu rõ trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 (Nghị quyết 40).
Đồng thời, Bộ Tài chính đã dự thảo một Quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo trình tự rút gọn để thể chế hóa các nội dung này. Hiện dự thảo Quyết định này đang được gấp rút lấy ý kiến góp ý của các bộ, ngành.
“Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ là vì vướng chính sách, chế độ mà chậm cổ phần hóa đâu. Chẳng có trường hợp nào đã gửi kế hoạch, phương án cổ phần hóa, thoái vốn mà còn đọng lại trên bàn làm việc của chúng tôi. Kể cả những trường hợp phải xử lý cá biệt, kể cả bán trọn theo lô đều đã được xử lý cả rồi. Nhiều khi xử lý qua điện thoại cũng rất nhanh, các đồng chí cứ yên tâm đi”, Thứ trưởng Trần Văn Hiếu khẳng định. Không nhìn nhận một chiều, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhận xét cho rằng việc chậm cổ phần hóa cũng có nguyên nhân từ phía chậm ban hành cơ chế, chính sách.
“Chúng ta phát hiện vấn đề sớm, xử lý thực tiễn sớm nhưng để biến thành quy định chung, để mọi người cùng nhìn vào thực hiện thì vẫn còn bị chậm. Ví dụ việc bán cổ phần theo lô thì trên thực thế có rồi, làm rồi (SCIC đã thực hiện nhiều năm qua) thì đến vừa rồi mới đưa vào Nghị quyết Chính phủ và việc cụ thể hóa cũng mất thời gian”, Phó Thủ tướng nhận xét.
Do vậy, ngoài trách nhiệm của người đứng đầu các DNNN, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh còn đề cập tới trách nhiệm người đứng đầu các bộ, tỉnh, thành trực thuộc Trung ương tới nay chưa thực sự bắt tay vào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong cổ phần hóa.
Tuy nhiên, một số bộ cũng đưa ra những cái khó riêng của mình. Như Bộ Công Thương, đến nay vẫn là đơn vị có số DNNN cần phải cổ phần hóa nhiều nhất trước hạn chót 31-12-2015.
Cuối năm 2014, trong cuộc họp tổng kết hoạt động năm 2014 của Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết có nhiều trường hợp lãnh đạo DNNN không muốn cổ phần hóa mặc dù lãnh đạo Bộ “đe” sẽ điều chuyển vị trí. Nhưng rồi Bộ cũng khó tìm được người thay thế để thực hiện cổ phần hóa.
Chỉ còn 6 tháng nữa là đến hạn chót phải hoàn thành cổ phần hóa 228 DNNN (trung bình mỗi ngày phải hoàn thành cổ phần hóa hơn 1 doanh nghiệp). Có thể nói, đây là nhiệm vụ nặng nề của các bộ, địa phương và trực tiếp là lãnh đạo các DNNN. Nhưng quyết tâm thực hiện thì vẫn có thể hoàn thành được chỉ tiêu này, theo Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp đánh giá.
Đồng thời, như Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu, đã đến lúc phải công khai những người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ.
Đi đầu là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam - một doanh nghiệp vẫn được coi là chậm đổi mới, tái cấu trúc nhất trong các doanh nghiệp ngành Giao thông. Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty cho biết đã báo cáo Bộ Giao thông vận tải thay thế người đại diện phần vốn Nhà nước tại Công ty CP Dịch vụ vận tải đường sắt khu vực I (Tổng Công ty nắm giữ 40% cổ phần) trong tháng 6 này vì đã không hợp tác trong công tác thoái vốn và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh yếu kém./.
Chính thức bàn giao Đài VTC về Đài Tiếng nói Việt Nam  (28/06/2015)
Chia sẻ ý tưởng phát triển mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ  (28/06/2015)
Lối thoát nào cho Hy Lạp?  (28/06/2015)
Lối thoát nào cho Hy Lạp?  (28/06/2015)
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tiếp Đoàn đại biểu Hội đồng Doanh nhân gia đình Việt Nam  (27/06/2015)
Ký kết Hiệp định thương mại biên giới giữa hai nước Việt Nam - Lào  (27/06/2015)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên