Quân đội Việt Nam, các nước trao đổi ứng phó với đe dọa an ninh
Ngày 25-5, Hội thảo Nhóm chuyên gia An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2015 đã được khai mạc tại thành phố Đà Nẵng.
Hội thảo do Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Thái Bình Dương, Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.
Đây là hội thảo thường niên do Hoa Kỳ phối hợp với các nước tổ chức. Chủ đề chính của Hội thảo năm nay là "An ninh cho một ASEAN lấy con người làm trung tâm".
Chuẩn Đô đốc Colin J.Kelrain, Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ và Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Tư lệnh Binh chủng Đặc công Quân đội Nhân dân Việt Nam đồng chủ trì Hội thảo.
Tham dự Hội thảo có 90 đại biểu đến từ 10 nước ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, các nước Australia, New Zealand, Nhật Bản và Mông Cổ.
Hội thảo lần này nhằm chia sẻ quan điểm của Việt Nam và thể hiện vai trò, trách nhiệm của Quân đội Nhân dân Việt Nam đối với các vấn đề an ninh khu vực và thế giới cùng quan tâm, qua đó góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị, hiểu biết giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam với quân đội các nước, nâng cao vị thế đất nước, Quân đội trên trường quốc tế.
Các đại biểu dự hội thảo trao đổi, tìm hiểu kinh nghiệm và bàn các biện pháp tăng cường hợp tác ứng phó với các mối đe dọa an ninh phi truyền thống, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, phát triển chung của khu vực và thế giới.
Các đại biểu tập trung thảo luận xung quanh chủ đề "Hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa"; "An ninh biển"; "Chống chủ nghĩa khủng bố"...
Phát biểu tại phiên khai mạc, Thiếu tướng Đỗ Thanh Bình, Tư lệnh Binh chủng Đặc công, Quân đội Nhân dân Việt Nam khẳng định thời gian qua, thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tích cực tham gia vào các lĩnh vực hợp tác quốc phòng và đưa ra nhiều sáng kiến hợp tác trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng; nhất quán trong chính sách chống khủng bố; tham gia tích cực vào các hoạt động hợp tác về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa cũng như duy trì an ninh, an toàn trên biển.
Đối với các "điểm nóng" có nguy cơ bùng nổ xung đột khác trong khu vực, Việt Nam ủng hộ việc giải quyết thông qua đối thoại, thương lượng hòa bình, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực, phù hợp với luật pháp quốc tế và các Công ước Liên hợp quốc cũng như các thỏa thuận khu vực, không có những hành động làm gia tăng căng thẳng.
Với chủ đề "An ninh cho một ASEAN lấy con người làm trung tâm", Hội thảo Nhóm chuyên gia An ninh khu vực Thái Bình Dương là cơ hội để các đại biểu tiếp tục chia sẻ các bài học thực tiễn, tìm các biện pháp để hợp tác ứng phó với các thách thức chung, vì phát triển, thịnh vượng chung của khu vực và thế giới...
Hội thảo sẽ kết thúc vào ngày 29-5./.
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm Đại sứ quán Việt Nam ở Ấn Độ  (25/05/2015)
Sẽ đổi mới mô hình hoạt động của Hội đồng Lý luận Trung ương  (25/05/2015)
Phát huy vai trò của tôn giáo trong ứng phó biến đổi khí hậu  (25/05/2015)
Không thể bỏ trống vấn đề an toàn lao động tại khu vực phi chính thức  (25/05/2015)
Việt Nam và Ai Cập họp tham vấn chính trị lần thứ 8 tại Cairo  (25/05/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam