Liên hợp quốc đang theo dõi hết sức sát sao diễn biến Biển Đông
Hội kiến với Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đang có chuyến thăm chính thức lần thứ hai đến Việt Nam, Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn mong muốn và sẽ nỗ lực hết mình để hợp tác ngày càng tốt đẹp, thiết thực và hiệu quả với Liên hợp quốc.
Trong buổi hội kiến chiều 22-5, tại Trụ sở Chính phủ, nhiệt liệt chào mừng Tổng Thư ký Ban Ki-moon thăm chính thức Việt Nam trong dịp cả thế giới kỷ niệm 70 năm thành lập Liên hợp quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự trân trọng và đánh giá cao những đóng góp của Tổng Thư ký Ban Ki-moon cho hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển của thế giới.
Chia sẻ những mục tiêu của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, giảm nghèo và nâng cao đời sống nhân dân cũng như các mục tiêu phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao sự hỗ trợ, hợp tác của Liên hợp quốc dành cho Việt Nam thời gian qua, nhất là trong thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ, sáng kiến “Thống nhất hành động” và xây dựng “Ngôi nhà chung".
Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự ủng hộ, tư vấn chính sách của Liên hợp quốc nhằm tăng cường năng lực xây dựng các chương trình, dự án có chất lượng, khả thi cũng như xây dựng các Mục tiêu phát triển Việt Nam, trong đó có Chương trình hành động và Chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng mà Việt Nam được dự báo là một trong ít quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Về phần mình, Thủ tướng khẳng định Việt Nam luôn sẵn sàng, tích cực, chủ động cùng Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế chung tay thực hiện hiệu quả các cam kết, chương trình hành động cho sự phát triển bền vững, trong đó có Chương trình Nghị sự Phát triển bền vững sau 2015, vì mục tiêu hòa bình, phồn vinh, thịnh vượng của khu vực và thế giới. Thủ tướng cũng cho biết sẽ cử một đoàn đại biểu cấp cao tham dự Hội nghị về tài chính cho phát triển bền vững do Liên hợp quốc tổ chức vào tháng Bảy theo lời mời của Tổng thư ký Liên hợp quốc.
Phát biểu tại cuộc hội kiến, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ vui mừng lần thứ hai trở lại thăm chính thức Việt Nam; đồng thời chúc mừng và đánh giá cao những cam kết và đóng góp của Việt Nam đối với hệ thống Liên hợp quốc cũng như trong gìn giữ hòa bình, nâng cao vị thế quốc tế của Việt Nam, không chỉ trong khu vực mà trên thế giới.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết Liên hợp quốc nỗ lực và mong muốn xây dựng một thế giới phát triển mà không ai bị tụt hậu và tất cả người dân sống trong một môi trường tốt đẹp. Ưu tiên quan trọng mà Liên hợp quốc kêu gọi cả thế giới cùng hành động để đến năm 2030 đạt được các mục tiêu kỳ vọng trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Do vậy, Chương trình nghị sự phát triển bền vững sau 2015 hy vọng các nhà lãnh đạo thế giới thông qua tại Liên hợp quốc vào tháng Chín năm nay, cũng như Thỏa thuận của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP21) cuối năm nay nếu đạt được sẽ tạo ra những nền tảng quan trọng để thế giới thực hiện các ưu tiên của mình. Tổng thư ký Ban Ki-moon đánh giá cao và mong muốn Việt Nam tiếp tục tham gia mạnh mẽ tiến trình này.
Về vấn đề Biển Đông, Tổng thư ký Ban Ki-moon cho biết Liên hợp quốc và cá nhân Tổng thư ký đang theo dõi hết sức sát sao diễn biến ở Biển Đông và cho rằng diễn biến này là hết sức quan trọng và nghiêm trọng. Với tư cách Tổng thư ký Liên hợp quốc, ông Ban Ki-moon cho biết ông luôn khuyến nghị các bên kiềm chế các hành động gây căng thẳng có thể làm tình hình đi xa hơn. Ông kêu gọi các bên tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và sớm đưa ra một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông. Ông Ban Ki-moon cho biết Liên hợp quốc đã nêu quan điểm của mình, đồng thời cho biết Liên hợp quốc và cá nhân ông sẵn sàng tham gia những cuộc thảo luận đa phương về vấn đề này nếu các bên đồng thuận.
Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng chia sẻ quan điểm, sự quan ngại sâu sắc của Việt Nam, ASEAN, các nước G7 về việc tiếp tục có các hoạt động bồi đắp, cải tạo, xây dựng quy mô lớn làm thay đổi nguyên trạng cấu trúc nhiều đảo, đá và bãi ngầm, vi phạm luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC), làm xói mòn lòng tin giữa các quốc gia, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông và khu vực.
Ông Ban Ki-moon cũng chia sẻ và ủng hộ lập trường của Việt Nam yêu cầu các bên cần bảo đảm việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả toàn vẹn Tuyên bố về Ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông nhằm xây dựng, duy trì và tăng cường lòng tin và sự tin cậy lẫn nhau; thực hiện kiềm chế trong các hành động; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực; các bên liên quan giải quyết những khác biệt và tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982; tiến hành đàm phán thực chất để bảo đảm nhanh chóng xây dựng được một Bộ quy tắc COC hiệu quả; đồng thời dừng ngay những hành động đơn phương, áp đặt, sử dụng sức mạnh để thay đổi nguyên trạng ở Biển Đông.
Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng thư ký Ban Ki-moon cũng đã trao đổi về việc Việt Nam tham gia ứng cử vào các cơ quan Liên hợp quốc trong thời gian tới. Hai bên cũng trao đổi về các nỗ lực của Việt Nam trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, xây dựng hệ thống tư pháp để quản trị quốc gia tốt và bảo đảm quyền công dân, quyền con người, quyền bình đẳng của các dân tộc thiểu số và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.
Hai bên cũng đã trao đổi về công tác phòng, chống tham nhũng của Việt Nam cũng như lộ trình giảm dần các tội danh có mức án tử hình trong quá trình sửa đổi hệ thống pháp luật hình sự. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam nhất quán bảo đảm các quyền nói trên, phù hợp với Hiến pháp mới và theo hướng ngày càng tốt hơn và cho rằng đây là một tiến trình phấn đấu liên tục và lâu dài./.
Tọa đàm về những tranh chấp trên Biển Đông ở trường đại học Pháp  (22/05/2015)
Người dân Séc hào hứng tham gia Lễ hội "Trải nghiệm Việt Nam"  (22/05/2015)
Công quốc Andorra mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam  (22/05/2015)
Nhiều ý kiến tán thành sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014  (22/05/2015)
Nâng cao chất lượng, tiến độ chuẩn bị các dự án luật, pháp lệnh  (22/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển