Đề xuất lộ trình giảm tỷ lệ hưởng lương hưu bắt đầu từ năm 2018
20:42, ngày 15-05-2015
Cách tính lương hưu hàng tháng của người lao động sẽ được điều chỉnh theo lộ trình giảm dần tỷ lệ hưởng lương hưu từ năm 2018. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng tối đa 75% sẽ tăng thêm 5 năm.
Đề xuất này được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đưa ra tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Theo dự thảo, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh theo lộ trình từ năm 2016.
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 1-1-2016 đến trước ngày 1-1-2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng dần theo từng năm: năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Như vậy, từ năm 2018 trở đi, lao động nữ nghỉ hưu phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 75% và lao động nam nghỉ hưu từ 2022 trở đi phải có đủ 35 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận mức lương hưu tối đa 75%.
Dự thảo cũng quy định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.
Đặc biệt, trong dự thảo lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, lao động nữ từ đủ 47 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc cạo mủ cao su thì được hưởng lương hưu (giảm 3 tuổi so với hiện hành)./.
Mức lương hưu hàng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội. Theo dự thảo, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật bảo hiểm xã hội sẽ được điều chỉnh theo lộ trình từ năm 2016.
Người lao động nghỉ hưu từ ngày 1-1-2016 đến trước ngày 1-1-2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 1-1-2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng dần theo từng năm: năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm và từ 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
Lộ trình điều chỉnh tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng cho lao động nam
Như vậy, từ năm 2018 trở đi, lao động nữ nghỉ hưu phải có đủ 30 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng là 75% và lao động nam nghỉ hưu từ 2022 trở đi phải có đủ 35 năm đóng bảo hiểm xã hội mới được nhận mức lương hưu tối đa 75%.
Dự thảo cũng quy định mốc tuổi để tính số năm nghỉ hưu trước tuổi. Theo đó, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ.
Người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì lấy mốc tuổi để tính là đủ 55 tuổi đối với nam và đủ 50 tuổi đối với nữ.
Đặc biệt, trong dự thảo lần này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, lao động nữ từ đủ 47 tuổi trở lên khi nghỉ việc và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc cạo mủ cao su thì được hưởng lương hưu (giảm 3 tuổi so với hiện hành)./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân  (15/05/2015)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công an nhân dân  (15/05/2015)
Liêm sỉ  (15/05/2015)
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tình hình mới  (15/05/2015)
Một số vấn đề về kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long trong tình hình mới  (15/05/2015)
Thành lập 3 Tòa án nhân dân cấp cao trên cơ sở 3 Tòa phúc thẩm hiện có  (14/05/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển