Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ - Việt Nam ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh
19:51, ngày 12-05-2015
Trong bài viết hướng tới kỷ niệm 125 ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ -Việt Nam bang Tây Bengal Geetesh Sharma đã bày tỏ tình cảm sâu sắc và lòng cảm phục của ông đối với Người và dân tộc Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ -Việt Nam G. Sharma cho biết Việt Nam, Hồ Chí Minh là hai từ phổ biến và quen thuộc nhất trong nhân dân Ấn Độ, đồng thời trở thành tiêu điểm trong giới trí thức và các nhà hoạt động chính trị tại Ấn Độ trong nửa cuối thế kỷ XX, đặc biệt trong quãng thời gian từ giữa những năm 50 và 60 của thế kỷ đó. Đây là thời kỳ có vô số bài thơ và bài luận bằng nhiều thứ tiếng của Ấn Độ về Hồ Chí Minh, đặc biệt tại Tây Bengal.
Các tác phẩm của Hồ Chí Minh và tập thơ "Nhật ký trong tù" của Người đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của Ấn Độ và độc giả rất yêu thích.
Thực tế, Việt Nam và Hồ Chí Minh đã trở thành “từ đồng nghĩa.” Thật hiếm có người nào không biết nhà lãnh đạo huyền thoại vĩ đại của Việt Nam - Hồ Chí Minh - hoặc không biết tinh thần bất khuất và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của các thế lực lớn như Pháp, Nhật Bản, Mỹ.
Theo ông G. Sharma, rõ ràng, không thể có thành tựu cách mạng vĩ đại đó nếu không có sự lãnh đạo sáng suốt và vai trò cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chính sách và chiến lược kiên quyết hợp lòng dân của lãnh đạo Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không chỉ giải phóng đất nước khỏi ách các thế lực thực dân, phát xít và đế quốc, mà còn xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu. Nhân dân luôn là trọng tâm trong suy nghĩ của Hồ Chí Minh và sự quan tâm của Người không chỉ giới hạn trong phạm vi Việt Nam. Mục tiêu của Người không chỉ giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại xâm, mà bên cạnh mục tiêu giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh mơ ước tạo nên sự công bằng xã hội và phúc lợi cho nhân dân.
Nhân dân luôn chiếm vị trí sâu thẳm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trong những lời nói và hành động, Người luôn nhấn mạnh đến độc lập và phúc lợi của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa mọi tầng lớp xã hội Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Khi những người lính đang quyết tâm chiến đấu trên các mặt trận nhằm giải phóng đất nước, các tầng lớp nhân dân khác, thậm chí cả người già, phụ nữa và trẻ em cũng đóng góp sức mình trong cuộc đấu tranh này.
Trong khi các vùng nông thôn và thành thị của Việt Nam đang phải hứng chịu những trận bom ác liệt, vẫn có những người tiến hành chiến dịch xóa nạn mù chữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh; trẻ em làm nhiệm vụ đưa thư và liên lạc cho du kích. Sự tham gia kiên cường, bền bỉ như vậy của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước hiếm thấy trên thế giới.
Sự lãnh đạo có sức hút quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng kỳ diệu đến nhân dân Việt Nam - những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh với hy vọng và niềm tin rằng sau giải phóng, mọi người đều được hưởng thành quả của độc lập và thực tế khát vọng đó của người Việt Nam chưa bao giờ sai.
Hồ Chí Minh là hình tượng của sự khiêm tốn, giản dị và điều đó đã thu hút lòng dân. Thậm chí sau khi đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, Người vẫn giữ lối sống giản dị. Mặc dù có Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh vẫn sống trong ngôi nhà sàn giản dị cho đến lúc qua đời. Người thường đi đôi dép cao su cũ và đôi dép đó đã trở thành biểu tượng của đức tính giản dị mà nhiều nhà lãnh đạo, cán bộ Đảng Cộng sản, giới tri thức và các nhà hoạt động tích cực tại Tây Bengal học tập.
Theo ông G. Sharma, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người bạn chân thành và vĩ đại của Ấn Độ. Người đã tới thành phố Kolkata ba lần, lần thứ nhất vào năm 1911, khi con tàu chở Người đi tìm đường cứu nước neo đậu tại cảng Calcutta (Kolkata Port); lần thứ hai, Người tới Kolkata năm 1946 khi đang trên đường tới Paris và lần cuối cùng là chuyến thăm chính thức vào tháng 02-1958 trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chuyến thăm này của Người đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân Ấn Độ về sự ân cần, thân mật, nhân ái, khiêm tốn và giản dị.
Thế hệ người Ấn Độ từng được nhìn thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh thời đó vẫn nhớ như in hình ảnh của Người với lòng yêu mến và kính trọng. Những người già tại Ấn Độ vẫn còn khắc sâu trong tim bài phát biểu từ biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết thúc chuyến thăm Ấn Độ, trong đó có đoạn: “10 ngày đã trôi qua rất nhanh. Việt Nam chúng tôi có câu ngạn ngữ rằng nếu ai đó buồn thời gian trôi rất chậm, nhưng nếu người ta hạnh phúc, thời gian sẽ trôi nhanh. Tôi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ về tình cảm nồng ấm, mến khách và đối với tôi thời gian đã trôi qua rất nhanh. Tôi sẽ luôn nhớ tới đất nước Ấn Độ xinh đẹp và sẽ không bao giờ quên những cử chỉ ấm áp, chân tình của bạn bè, của thanh niên và trẻ em Ấn Độ. Những gì được nghe và nhìn thấy ở đây, tôi sẽ chia sẻ với đồng bào của tôi.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nerhu (Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ) đã gặp nhau lần đầu tiên tại một hội nghị quốc tế ở Brussels (Bỉ) năm 1929 và Thủ tướng J. Nerhu đã khâm phục sự hiểu biết sâu rộng của Người về Ấn Độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị sâu sắc Việt Nam - Ấn Độ và mối quan hệ đó tiếp tục phát triển tốt đẹp. Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã thăm Việt Nam năm 1954 và ông ấn tượng sâu sắc về sự phát triển của Việt Nam thậm chí trong cuộc chiến tranh giải phóng./.
Các tác phẩm của Hồ Chí Minh và tập thơ "Nhật ký trong tù" của Người đã được dịch sang hầu hết các ngôn ngữ chính của Ấn Độ và độc giả rất yêu thích.
Thực tế, Việt Nam và Hồ Chí Minh đã trở thành “từ đồng nghĩa.” Thật hiếm có người nào không biết nhà lãnh đạo huyền thoại vĩ đại của Việt Nam - Hồ Chí Minh - hoặc không biết tinh thần bất khuất và chủ nghĩa yêu nước của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của các thế lực lớn như Pháp, Nhật Bản, Mỹ.
Theo ông G. Sharma, rõ ràng, không thể có thành tựu cách mạng vĩ đại đó nếu không có sự lãnh đạo sáng suốt và vai trò cá nhân của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như các chính sách và chiến lược kiên quyết hợp lòng dân của lãnh đạo Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam không chỉ giải phóng đất nước khỏi ách các thế lực thực dân, phát xít và đế quốc, mà còn xóa bỏ chế độ phong kiến lạc hậu. Nhân dân luôn là trọng tâm trong suy nghĩ của Hồ Chí Minh và sự quan tâm của Người không chỉ giới hạn trong phạm vi Việt Nam. Mục tiêu của Người không chỉ giải phóng đất nước khỏi ách thống trị ngoại xâm, mà bên cạnh mục tiêu giành độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh mơ ước tạo nên sự công bằng xã hội và phúc lợi cho nhân dân.
Nhân dân luôn chiếm vị trí sâu thẳm trong tư tưởng của Hồ Chí Minh. Trong những lời nói và hành động, Người luôn nhấn mạnh đến độc lập và phúc lợi của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa mọi tầng lớp xã hội Việt Nam tham gia cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Khi những người lính đang quyết tâm chiến đấu trên các mặt trận nhằm giải phóng đất nước, các tầng lớp nhân dân khác, thậm chí cả người già, phụ nữa và trẻ em cũng đóng góp sức mình trong cuộc đấu tranh này.
Trong khi các vùng nông thôn và thành thị của Việt Nam đang phải hứng chịu những trận bom ác liệt, vẫn có những người tiến hành chiến dịch xóa nạn mù chữ ở những vùng xa xôi hẻo lánh; trẻ em làm nhiệm vụ đưa thư và liên lạc cho du kích. Sự tham gia kiên cường, bền bỉ như vậy của nhân dân Việt Nam trong cuộc chiến tranh giải phóng đất nước hiếm thấy trên thế giới.
Sự lãnh đạo có sức hút quần chúng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có ảnh hưởng kỳ diệu đến nhân dân Việt Nam - những người sẵn sàng chấp nhận hy sinh với hy vọng và niềm tin rằng sau giải phóng, mọi người đều được hưởng thành quả của độc lập và thực tế khát vọng đó của người Việt Nam chưa bao giờ sai.
Hồ Chí Minh là hình tượng của sự khiêm tốn, giản dị và điều đó đã thu hút lòng dân. Thậm chí sau khi đã trở thành Chủ tịch nước Việt Nam, Người vẫn giữ lối sống giản dị. Mặc dù có Phủ Chủ tịch tại Hà Nội, Hồ Chí Minh vẫn sống trong ngôi nhà sàn giản dị cho đến lúc qua đời. Người thường đi đôi dép cao su cũ và đôi dép đó đã trở thành biểu tượng của đức tính giản dị mà nhiều nhà lãnh đạo, cán bộ Đảng Cộng sản, giới tri thức và các nhà hoạt động tích cực tại Tây Bengal học tập.
Theo ông G. Sharma, Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người bạn chân thành và vĩ đại của Ấn Độ. Người đã tới thành phố Kolkata ba lần, lần thứ nhất vào năm 1911, khi con tàu chở Người đi tìm đường cứu nước neo đậu tại cảng Calcutta (Kolkata Port); lần thứ hai, Người tới Kolkata năm 1946 khi đang trên đường tới Paris và lần cuối cùng là chuyến thăm chính thức vào tháng 02-1958 trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chuyến thăm này của Người đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người dân Ấn Độ về sự ân cần, thân mật, nhân ái, khiêm tốn và giản dị.
Thế hệ người Ấn Độ từng được nhìn thấy Chủ tịch Hồ Chí Minh thời đó vẫn nhớ như in hình ảnh của Người với lòng yêu mến và kính trọng. Những người già tại Ấn Độ vẫn còn khắc sâu trong tim bài phát biểu từ biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết thúc chuyến thăm Ấn Độ, trong đó có đoạn: “10 ngày đã trôi qua rất nhanh. Việt Nam chúng tôi có câu ngạn ngữ rằng nếu ai đó buồn thời gian trôi rất chậm, nhưng nếu người ta hạnh phúc, thời gian sẽ trôi nhanh. Tôi cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ấn Độ về tình cảm nồng ấm, mến khách và đối với tôi thời gian đã trôi qua rất nhanh. Tôi sẽ luôn nhớ tới đất nước Ấn Độ xinh đẹp và sẽ không bao giờ quên những cử chỉ ấm áp, chân tình của bạn bè, của thanh niên và trẻ em Ấn Độ. Những gì được nghe và nhìn thấy ở đây, tôi sẽ chia sẻ với đồng bào của tôi.”
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nerhu (Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ) đã gặp nhau lần đầu tiên tại một hội nghị quốc tế ở Brussels (Bỉ) năm 1929 và Thủ tướng J. Nerhu đã khâm phục sự hiểu biết sâu rộng của Người về Ấn Độ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã đặt nền móng cho mối quan hệ hữu nghị sâu sắc Việt Nam - Ấn Độ và mối quan hệ đó tiếp tục phát triển tốt đẹp. Thủ tướng Jawaharlal Nehru đã thăm Việt Nam năm 1954 và ông ấn tượng sâu sắc về sự phát triển của Việt Nam thậm chí trong cuộc chiến tranh giải phóng./.
Thắng lợi của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước theo lời Bác dặn - 40 năm sau nhìn lại  (12/05/2015)
Thắng lợi của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước theo lời Bác dặn - 40 năm sau nhìn lại  (12/05/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tỉnh trưởng tỉnh Vân Nam  (11/05/2015)
Phó Thủ tướng gặp gỡ nhiều lãnh đạo Bộ, ngành của Singapore  (11/05/2015)
Các cơ quan, đơn vị tiết kiệm được 15.263 tỷ đồng từ ngân sách  (11/05/2015)
Bộ trưởng Trần Đại Quang tiếp đoàn đại biểu Bộ Nội vụ Campuchia  (11/05/2015)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay