Trung Quốc kiên định áp dụng phổ thông đầu phiếu tại Hong Kong
Phát biểu trên được đưa ra tại Tiệc đón Tết năm 2015, do Văn phòng trên tổ chức, với sự tham gia của khoảng 4.000 quan khách thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có Phó Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc, nguyên Trưởng đặc khu hành chính Hong Kong Đổng Kiến Hoa, Trưởng đặc khu hành chính đương nhiệm Lương Chấn Anh, đại diện các doanh nghiệp nhà nước và các lãnh sự nước ngoài tại Hong Kong.
Ông Trương Hiểu Minh khẳng định lập trường của chính quyền trung ương là các biện pháp bầu phổ thông đầu phiếu phải phù hợp với Luật Cơ bản của Hong Kong và các quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh Trung ương kiên định với nguyên tắc bảo đảm người đứng đầu chính quyền Hong Kong phải là một công dân Hong Kong, sống tại đây và yêu nước.
Ông khẳng định mục tiêu “mỗi người một lá phiếu” để bầu người đứng đầu chính quyền Hong Kong là một bước đi khó khăn nhưng chắc chắn sẽ là một “bước tiến lịch sử”. Ông cũng cho biết không thể phủ nhận rằng phong trào Chiếm Trung tâm bất hợp pháp hồi năm 2014 đã gây ra vết thương sâu đối với xã hội Hong Kong, nhưng nguyên tắc “một đất nước, hai chế độ” cần được hiểu và thực thi một cách toàn diện.
Ông Trương Hiểu Minh nhấn mạnh rằng chính phủ trung ương sẽ luôn hỗ trợ Hong Kong duy trì các đặc trưng và lợi thế quốc tế của mình, nâng cao thế mạnh cạnh tranh và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình cải cách, mở cửa và hiện đại hóa đất nước. Việc này không chỉ phù hợp với các lợi ích của Hong Kong, mà còn là cần thiết đối với chiến lược phát triển chung của đất nước./.
Bảo đảm an toàn tuyệt đối cho nhân dân đón Tết, vui Xuân  (05/02/2015)
Ban Tuyên giáo các cấp tiếp tục tuyên truyền truyền thống của Đảng  (05/02/2015)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại huyện Lệ Thủy  (05/02/2015)
Thời trăng mật Mỹ - Ấn  (05/02/2015)
Chủ tịch nước tiếp Đoàn doanh nghiệp nhỏ và vừa tiêu biểu  (05/02/2015)
Thủ tướng: Lấy giảm nghèo làm tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo  (05/02/2015)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển