IMF: Kinh tế toàn cầu đang chống chọi với “cơn gió ngược”
Phát biểu trong phiên họp của IMF tại thủ đô Washington, bà Christine Lagarde cho rằng việc giá dầu giảm và kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh tạo sức bật cho nền kinh tế toàn cầu, nhưng chỉ các yếu tố này là chưa đủ để đưa kinh tế toàn cầu trở lại đà phát triển đúng hướng.
Bà Lagarde cũng chỉ ra những trở ngại đối với sự tăng trưởng của kinh tế toàn cầu gồm tăng trưởng chậm lại tại các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc hay thời kỳ tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát rất thấp ở châu Âu và Nhật Bản.
Người đứng đầu IMF hối thúc các nhà hoạch định chính sách của các nước hãy “có lòng dũng cảm chính trị cần thiết” để áp dụng các biện pháp thúc đẩy kinh tế, đồng thời cắt giảm trợ cấp năng lượng gây phương hại cho ngân sách và kinh tế của một số nước.
Trong bài phát biểu về bản dự báo tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ được công bố vào tuần tới, Tổng Giám đốc IMF Lagarde cho hay mặc dù giá dầu rẻ mang lại lợi ích cho người tiêu dùng toàn cầu, nhưng nhiều khả năng chỉ có Mỹ là cường quốc kinh tế duy nhất đi ngược lại xu hướng suy yếu trong đầu tư và tiêu dùng.
Theo bà Lagarde, việc giá dầu giảm liên tục trong thời gian gần đây cũng như việc nền kinh tế số một thế giới có đà tăng trưởng tích cực là tín hiệu đáng mừng, nhưng chưa đủ để IMF thực sự lạc quan đối với triển vọng kinh tế toàn cầu.
IMF dự báo Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) và Nhật Bản sẽ đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm kéo dài và lạm phát thấp ở mức nguy hiểm. Trong khi đó, một số nền kinh tế đang phát triển sẽ bắt đầu giảm tốc, dẫn đầu là Trung Quốc.
Ngoài ra, việc giá dầu và nhiều mặt hàng tiêu dùng khác giảm bắt đầu tạo "áp lực tiền tệ lớn" đối với các nước như Nigeria, Nga và Venezuela.
Theo nữ Tổng giám đốc IMF, bên cạnh việc mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, giá dầu giảm mạnh còn là "cơ hội vàng" để các nước giảm trợ cấp năng lượng và tập trung chi tiêu chính phủ nhiều hơn cho giảm đói nghèo./.
Hướng tới kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng (17/01/2015)
- Góp phần luận giải một số điểm mới của Luật hợp tác xã năm 2023 về mô hình hợp tác xã kiểu mới ở Việt Nam hiện nay - Qua tổng kết thực tiễn mô hình hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới trên địa bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2012 - 2022
- Bảo đảm bình đẳng giới, thúc đẩy quyền tham gia chính trị của phụ nữ Việt Nam
- Nhìn lại ba năm cuộc xung đột Nga - Ukraine chưa hồi kết
- Đổi mới tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả” theo tinh thần định hướng của Đồng chí GS, TS, Tổng Bí thư Tô Lâm
- Ngành văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024: Tăng tốc, sáng tạo, bứt phá, hướng tới kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay