WEF công bố những rủi ro toàn cầu trong vòng 10 năm tới
22:01, ngày 16-01-2015
Theo Báo cáo Rủi ro Toàn cầu được Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 15-01, mối đe dọa lớn nhất đối với sự ổn định của thế giới trong 10 năm tiếp theo đến từ các nguy cơ xung đột quốc tế.
Xét theo khía cạnh khả năng có thể xảy ra, các chuyên gia đã xếp 10 nguy cơ hàng đầu thế giới trong vòng 10 năm tới lần lượt là nguy cơ xung đột quốc tế; thời tiết cực đoan; thất bại của hệ thống quản trị quốc gia; khủng hoảng hay sự sụp đổ nhà nước; thất nghiệp hay bán thất nghiệp; thảm họa thiên tai; thất bại trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu; khủng hoảng nguồn nước; gian lận hay đánh cắp dữ liệu; các vụ tấn công mạng.
Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tác động tiềm tàng trong thập kỷ tới, các chuyên gia đã đưa nguy cơ khủng hoảng nguồn nước lên vị trí hàng đầu và có một số thay đổi về xếp hạng thứ tự cùng với một số rủi ro khác như tình trạng lây lan nhanh chóng các bệnh truyền nhiễm; các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; cú sốc giá năng lượng; các cuộc khủng hoảng tài chính...
Với 28 rủi ro toàn cầu mà được đánh giá trong năm 2015 có thể nhóm lại thành năm loại: kinh tế, môi trường, địa chính trị, xã hội và công nghệ. Vai trò của địa chính trị ngày càng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2015 khi chiếm tới ba trong tốp 10 rủi ro hàng đầu có thể xảy ra, và hai trong số 10 rủi ro hàng đầu xét theo khía cạnh tác động tiềm tàng.
Bên cạnh những rủi ro về xã hội, điểm đáng chú ý trong tốp những rủi ro hàng đầu trong năm nay là sự hiện diện nhiều hơn của những rủi ro về môi trường, thậm chí còn nhiều hơn so với các rủi ro kinh tế.
Đây là kết quả của sự gia tăng đáng kể những đánh giá tiêu cực của các chuyên gia đối với việc chuẩn bị trên thực tế để ứng phó với các thách thức như thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, những lo ngại về rủi ro kinh tế kinh niên như tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc các cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tương tự như năm ngoái mà không hề suy giảm.
Margareta Drzeniek-Hanouz, nhà kinh tế trưởng của WEF, nhận xét 25 năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, thế giới một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ xung đột lớn giữa các quốc gia.
Hiện nay các phương tiện để tiến hành cuộc xung đột như vậy nhiều hơn bao giờ hết, có thể là thông qua tấn công mạng, cạnh tranh các nguồn lực hay biện pháp trừng phạt kinh tế và các công cụ khác.
Giải quyết tất cả nguy cơ xung đột và tìm cách đưa thế giới vào con đường hợp tác, chứ không phải cạnh tranh, nên là ưu tiên cho các nhà lãnh đạo trong năm 2015.
Ngoài việc đánh giá khả năng và tác động tiềm năng của những rủi ro trên thế giới, Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2015 còn xem xét các mối liên kết giữa những rủi ro, cũng như cách tương tác với xu hướng hình thành các nguy cơ ngắn hạn và trung hạn.
Báo cáo còn đưa ra các phân tích của ba khía cạnh cụ thể nổi lên từ các mối quan hệ liên kết bao gồm sự tương tác giữa các yếu tố địa chính trị và kinh tế; các rủi ro liên quan đến quá trình đô thị hóa nhanh chóng mà không có kế hoạch ở các nước đang phát triển; sự xuất hiện của các công nghệ mới nổi./.
Tuy nhiên, nếu xét theo khía cạnh tác động tiềm tàng trong thập kỷ tới, các chuyên gia đã đưa nguy cơ khủng hoảng nguồn nước lên vị trí hàng đầu và có một số thay đổi về xếp hạng thứ tự cùng với một số rủi ro khác như tình trạng lây lan nhanh chóng các bệnh truyền nhiễm; các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt; cú sốc giá năng lượng; các cuộc khủng hoảng tài chính...
Với 28 rủi ro toàn cầu mà được đánh giá trong năm 2015 có thể nhóm lại thành năm loại: kinh tế, môi trường, địa chính trị, xã hội và công nghệ. Vai trò của địa chính trị ngày càng ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu trong năm 2015 khi chiếm tới ba trong tốp 10 rủi ro hàng đầu có thể xảy ra, và hai trong số 10 rủi ro hàng đầu xét theo khía cạnh tác động tiềm tàng.
Bên cạnh những rủi ro về xã hội, điểm đáng chú ý trong tốp những rủi ro hàng đầu trong năm nay là sự hiện diện nhiều hơn của những rủi ro về môi trường, thậm chí còn nhiều hơn so với các rủi ro kinh tế.
Đây là kết quả của sự gia tăng đáng kể những đánh giá tiêu cực của các chuyên gia đối với việc chuẩn bị trên thực tế để ứng phó với các thách thức như thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, những lo ngại về rủi ro kinh tế kinh niên như tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm hoặc các cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tương tự như năm ngoái mà không hề suy giảm.
Margareta Drzeniek-Hanouz, nhà kinh tế trưởng của WEF, nhận xét 25 năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, thế giới một lần nữa phải đối mặt với nguy cơ xung đột lớn giữa các quốc gia.
Hiện nay các phương tiện để tiến hành cuộc xung đột như vậy nhiều hơn bao giờ hết, có thể là thông qua tấn công mạng, cạnh tranh các nguồn lực hay biện pháp trừng phạt kinh tế và các công cụ khác.
Giải quyết tất cả nguy cơ xung đột và tìm cách đưa thế giới vào con đường hợp tác, chứ không phải cạnh tranh, nên là ưu tiên cho các nhà lãnh đạo trong năm 2015.
Ngoài việc đánh giá khả năng và tác động tiềm năng của những rủi ro trên thế giới, Báo cáo Rủi ro Toàn cầu 2015 còn xem xét các mối liên kết giữa những rủi ro, cũng như cách tương tác với xu hướng hình thành các nguy cơ ngắn hạn và trung hạn.
Báo cáo còn đưa ra các phân tích của ba khía cạnh cụ thể nổi lên từ các mối quan hệ liên kết bao gồm sự tương tác giữa các yếu tố địa chính trị và kinh tế; các rủi ro liên quan đến quá trình đô thị hóa nhanh chóng mà không có kế hoạch ở các nước đang phát triển; sự xuất hiện của các công nghệ mới nổi./.
Triển vọng kinh tế toàn cầu vẫn ảm đạm bất chấp giá dầu giảm  (16/01/2015)
"Văn phòng Quốc hội hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu"  (16/01/2015)
Góp phần hiệu quả vào công tác tư vấn xây dựng, triển khai hoàn thiện các Văn kiện Đại hội XII của Đảng, chuẩn bị tiến hành đại hội đảng các cấp  (16/01/2015)
Góp phần hiệu quả vào công tác tư vấn xây dựng, triển khai hoàn thiện các Văn kiện Đại hội XII của Đảng, chuẩn bị tiến hành đại hội đảng các cấp  (16/01/2015)
Để bảo đảm an toàn và bền vững nợ công ở Việt Nam  (16/01/2015)
Để bảo đảm an toàn và bền vững nợ công ở Việt Nam  (16/01/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên