Đo lường nghèo đa chiều sẽ là cơ sở phân bổ ngân sách giảm nghèo
Chuẩn nghèo đa chiều khi được áp dụng sẽ đo lường được mức độ thiếu hụt các nhu cầu về: Giáo dục, y tế, điều kiện sống… của từng hộ gia đình, từng địa phương. Từ những kết quả đó, các địa phương sẽ có những phương án phân bổ ngân sách cho công tác giảm nghèo hiệu quả hơn.
Đây là nhận định được đưa ra tại Hội thảo chia sẻ kết quả nghiên cứu phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều ở Việt Nam do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 29-12, tại Hà Nội.
Trong những năm qua, nghèo đói tại Việt Nam được đo lường thông qua thu nhập. Chuẩn nghèo được xác định dựa trên mức chi tiêu đáp ứng những nhu cầu tối thiểu và được quy ra bằng tiền. Người nghèo hay hộ nghèo là những đối tượng có mức thu nhập thấp hơn chuẩn nghèo.
Tuy nhiên, phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo bằng thu nhập đã bộc lộ những hạn chế. Thực tế, có những nhu cầu tối thiểu không thể đáp ứng được bằng tiền, có những người tuy không nghèo về thu nhập nhưng lại không tiếp cận được một số nhu cầu cơ bản về y tế, giáo dục, thông tin... Vì vậy, nếu chỉ dùng thước đo duy nhất dựa vào thu nhập sẽ dẫn đến tình trạng bỏ sót đối tượng.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm cho biết: “Từ năm 2015, chuẩn nghèo mới dự kiến sẽ xem xét dựa trên 5 chiều gồm: Y tế, giáo dục, điều kiện sống, tiếp cận thông tin, bảo hiểm và trợ giúp xã hội. Kết quả đo lường nghèo đa chiều này sẽ cho thấy sự thiếu hụt các chiều của từng cộng đồng, khu vực để các nhà hoạch định chính sách có thể thiết lập thứ tự ưu tiên trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục…”
Chia sẻ kinh nghiệm qua thử nghiệm đánh giá nghèo đa chiều tại các hộ nghèo, hộ cận nghèo ở Thành phố Hồ Chí Minh trong 3 năm qua, Bà Lê Thị Thanh Loan, Quản lý Dự án hỗ trợ giảm nghèo đa chiều khu vực đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Qua kết quả khảo sát tiêu chuẩn nghèo đa chiều thì chúng tôi thấy tỷ lệ hộ nghèo về thu nhập không còn nhiều nhưng các nhu cầu khác của cuộc sống như giáo dục, y tế, thông tin... còn thiếu hụt. Do đó, từ kết quả khảo sát chúng tôi đã tham mưu để thành phố lưu ý vào những thiếu hụt này trong xây dựng chính sách”.
Tại hội thảo, các đại biểu dự hội thảo cho rằng đo lường nghèo đa chiều là phương pháp mới đang được các tổ chức quốc tế, một số quốc gia trên thế giới nghiên cứu, chuyển đổi nhưng chưa có hình mẫu và quy định chung. Ở Việt Nam, tiếp cận nghèo đa chiều cần đạt được 3 mục tiêu: Đo lường sự thiếu hụt; giám sát giảm nghèo và định hướng chính sách; xác định hộ nghèo và đối tượng thụ hưởng chính sách./.
Dự kiến, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các tiêu chí chuẩn nghèo đa chiều, nghèo thu nhập vào quý 01-2015 để triển khai đánh giá nghèo đa chiều trên toàn quốc. Trong quá trình chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều, chuẩn nghèo đa chiều và chuẩn nghèo thu nhập sẽ được sử dụng song song./. |
Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương (29/12/2014)
- Thực hành tiết kiệm, phòng, chống lãng phí trong kỷ nguyên mới
- Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 với các lực lượng khác trong bảo đảm an ninh môi trường khu vực ven biển
- Các giải pháp trọng tâm, đột phá bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và hai con số những năm tiếp theo
- Thanh tra Chính phủ nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tình hình mới
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam