ASEAN đánh giá cao vai trò Liên hợp quốc trong các hoạt động
Phát biểu trong phiên thảo luận, đại diện các nước đang phát triển đã bày tỏ quan ngại về nguồn lực hỗ trợ dành cho các hoạt động phát triển của Liên hợp quốc đang có xu hướng giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển tại thực địa.
Các nước này kêu gọi gia tăng đóng góp cho ngân sách của các Quỹ và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của các tổ chức này. Trong khi đó, các nước phát triển tiếp tục đề cao việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, đổi mới phương thức vận hành của hệ thống phát triển Liên hợp quốc.
Trong phát biểu thay mặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, đánh giá cao vai trò cũng như sự hỗ trợ của Liên hợp quốc trong các hoạt động phát triển tại các nước và cho rằng trụ cột phát triển có ý nghĩa quan trọng để thúc đẩy các trụ cột khác của Liên hợp quốc; đồng thời, khuyến khích Liên hợp quốc tiếp tục cùng với ASEAN thúc đẩy thực hiện Tuyên bố chung về hợp tác toàn diện giữa Liên hợp quốc với ASEAN.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga chia sẻ quan ngại của nhiều nước về tình hình suy giảm nguồn lực và kêu gọi các nước tài trợ tiếp tục cam kết hỗ trợ nguồn lực dành cho phát triển, đặc biệt là hỗ trợ tăng cường năng lực để các quốc gia ở những trình độ phát triển khác nhau có khả năng đối phó với các thách thức phát triển.
Đại sứ hoan nghênh các nỗ lực nhằm cải tổ hệ thống phát triển Liên hợp quốc theo hướng tăng cường phối hợp giữa các tổ chức Liên hợp quốc, trong đó sáng kiến “Thống nhất hành động” là một thí dụ điển hình. Đại sứ đã thay mặt ASEAN kêu gọi Liên hợp quốc cũng như các nước thành viên Liên hợp quốc tiếp tục ủng hộ hợp tác Nam - Nam và hợp tác ba bên.
Trước đó, ngày 28-10, Đại sứ Nguyễn Phương Nga cũng đã có bài phát biểu quan trọng tại Ủy ban 2 khi thảo luận Đề mục “Phát triển nông nghiệp, an ninh lương thực và dinh dưỡng”.
Đại sứ đã chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong công tác bảo đảm an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp, trong đó nổi bật là cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam đối với công tác xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời sống của người dân, các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích nông dân gia tăng sản xuất, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào an ninh lương thực của khu vực và quốc tế./.
Chương trình nghệ thuật “Nghĩa tình Tây Bắc” (30/10/2014)
- Bộ đội Biên phòng với các giải pháp đột phá để xây dựng “thế trận lòng dân” khu vực biên giới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Đổi mới tư duy pháp lý về an ninh mạng trong kỷ nguyên mới
- Thành phố Đà Nẵng phát huy tiềm năng, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh, tiên phong, đột phá, phát huy vai trò trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay