Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 29-9 đến ngày 05-10-2014
Vẫn còn bộ, địa phương “thiếu quyết tâm cải cách”
Tại phiên họp thường kỳ diễn ra cuối tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã nhận định: Vẫn còn nhiều bộ, cơ quan, địa phương thiếu quyết tâm cải cách, gây cản trở môi trường kinh doanh, kìm hãm năng lực cạnh tranh của đất nước.
Trước tình hình này, Chính phủ yêu cầu những bộ, cơ quan, UBND các tỉnh thành chưa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18-3-2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21-5-2014 của Thủ tướng về giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp, cần rút kinh nghiệm, khẩn trương ban hành ngay Kế hoạch để tổ chức thực hiện có hiệu quả; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn quy trình xử lý, giảm thời gian thực hiện thủ tục, giảm chi phí hành chính, bảo đảm công khai, minh bạch.
Nghị quyết phiên họp Chính phủ yêu cầu đến hết năm 2014 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu đã đề ra về thời gian nộp thuế, số lần nộp thuế, số doanh nghiệp tham gia vào kê khai thuế điện tử; số lần và số giờ thu, nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc; thời gian thực hiện thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu; thời gian tiến hành thủ tục đầu tư và cấp phép xây dựng, quản lý đất đai; thành lập, tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp; tiếp cận nguồn điện…
Quý III-2014, văn bản nợ đọng giảm đáng kể
Bộ Tư pháp cho biết, quý III-2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ đã ban hành 28 văn bản quy định chi tiết 25 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực và 1 thông tư chi tiết 12 luật có hiệu lực kể từ ngày 01-01-2015. Số văn bản nợ đọng giảm đáng kể so với trước.
Theo Bộ Tư pháp, trong quý III-2014, công tác xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Chất lượng văn bản được nâng lên đáng kể, cơ bản không có tình trạng văn bản có nội dung trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không khả thi. Số văn bản nợ chưa ban hành giảm còn 34 văn bản, giảm đáng kể so với trước (giảm 16 văn bản so với quý II-2014 và 36 văn bản so với quý I-2014).
Theo Bộ Tư pháp, trong quý IV-2014, nhiệm vụ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh là rất nặng nề, bên cạnh việc phải xây dựng, ban hành 34 văn bản nợ chưa ban hành thì các bộ, cơ quan ngang bộ còn phải nghiên cứu xây dựng, ban hành số lượng lớn văn bản quy định chi tiết thi hành 12 luật có hiệu lực từ ngày 01-01-2015 (99 văn bản).
Cũng theo Bộ Tư pháp, từ ngày 22-6 đến ngày 22-9-2014, Bộ Tư pháp đã kiểm tra 579 văn bản (163 văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ và 416 văn bản của địa phương). Qua kiểm tra, Bộ Tư pháp đã phát hiện một số văn bản có dấu hiệu vi phạm các điều kiện về tính hợp pháp của văn bản quy định tại Điều 3 Nghị định số 40/2010/NĐ-CP (sai nội dung, sai về hiệu lực, sai về thể thức, căn cứ pháp lý).
Thúc đẩy thông quan hàng hóa
Lần đầu tiên, Tổng cục Hải quan đo thời gian giải phóng hàng xuất nhập khẩu qua các cảng/cửa khẩu quốc gia, nhằm đánh giá cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan.
Ông Hoàng Việt Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, cho biết, Tổng cục vừa tổng kết chương trình cải cách thông quan hàng xuất nhập khẩu, thực hiện tại 11 chi cục hải quan cảng/cửa khẩu thuộc 7 cục hải quan tỉnh, thành phố thuộc 3 tuyến đường vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu gồm: hàng không, đường bộ và đường biển.
Kết quả cho thấy tổng thời gian giải phóng đối với hàng nhập khẩu là 115 giờ, đối với hàng xuất khẩu là 11 giờ. Trong đó, thời gian làm thủ tục hải quan chiếm khoảng 28%, tương đương 32 giờ 37 phút; 72% thời gian còn lại liên quan đến thủ tục của các cơ quan quản lý khác trong dây chuyền phục vụ thông quan hàng hóa như: Bộ Công Thương, quản lý cửa khẩu… và các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, cảng, logistics… Khoảng thời gian 72% này nhanh hay chậm phụ thuộc và chịu sự tác động trong quá trình tác nghiệp của các cơ quan nói trên, ngoài ra, còn phụ thuộc yếu tố thời gian được phép lưu thông hàng hóa trên đường đối với những xe container. Nhưng theo Báo cáo Doing Business 2014 của Ngân hàng Thế giới, tổng thời gian thực hiện xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong thời gian 2012-2013 là 21 ngày.
Hiện nay, thời gian nộp thuế, phí chiếm tương đối nhiều trong thủ tục hải quan. Ngay cả khi thực hiện hải quan điện tử, doanh nghiệp vẫn phải mất 3 ngày đến 1 tuần đi vay tiền ngân hàng, trình qua kho bạc rồi nộp cho hải quan, do chưa có nhiều ngân hàng thực hiện kết nối thanh toán điện tử với Hải quan.
Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải: Tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác cải cách hành chính
Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 19 Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Hồ Chí Minh khóa IX, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đặt vấn đề: cải cách hành chính được xác định là một trong sáu Chương trình đột phá của Thành phố nhưng vì sao vẫn để người dân, doanh nghiệp kêu nhiều.
“Chúng ta phải tự đặt mình trong cuộc để từ đó xác định cho ra nghẽn ở đâu, trách nhiệm của cán bộ nào trong khâu thực thi nhiệm vụ, từ đó chấn chỉnh, bổ sung con người, nguồn lực để tạo chuyển biến rõ rệt trong công tác này thì mới thực sự là lo cho dân, phục vụ dân” - Bí thư Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Thủ tục hành chính “một cửa” ở Thừa Thiên - Huế còn nhiều hạn chế
Ngày 3-10, Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế Bạch Chơn Đông trong buổi đối thoại với người dân về việc cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh đã thừa nhận cơ chế “một cửa” hiện nay còn nhiều hạn chế.
Cụ thể, một số thủ tục hành chính vẫn chưa được điều chỉnh một cách khoa học; người dân phải nộp nhiều loại giấy tờ khác nhau, phải đi lại nhiều nơi để được giải quyết. Bên cạnh đó, quy trình hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chưa đúng theo quy định; việc giải quyết và trả kết quả đối với một số hồ sơ vẫn còn chậm. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm cùng năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức trực tiếp thụ lý hồ sơ còn hạn chế, chưa thực sự tận tâm với người dân. “Đó là chưa kể việc cán bộ còn gây khó khăn, sách nhiễu trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính...” - ông Đông nói.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ cho rằng ngoài việc kiểm soát của cơ quan chức năng, người dân cần chủ động tham gia vào cải cách thủ tục hành chính, tích cực đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực. Người dân đồng thời cũng có trách nhiệm tích cực hợp tác trong việc thỏa mãn các yêu cầu thiết lập, bổ túc hồ sơ; trong việc giải trình, chứng minh..../.
Khánh thành khu tưởng niệm đồng chí Lê Đức Thọ  (05/10/2014)
Tập trung xây dựng hệ thống hạ tầng khung cho Thủ đô  (05/10/2014)
Thủ tướng Vanuatu và phu nhân thăm chính thức Việt Nam  (05/10/2014)
Các học giả đoạt giải Nobel: Trái đất đang bị khai thác quá mức  (05/10/2014)
Ấn Độ nỗ lực đẩy mạnh quan hệ chiến lược và kinh tế với ASEAN  (05/10/2014)
Hàn Quốc chuẩn bị cho cuộc đàm phán toàn diện với Triều Tiên  (05/10/2014)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay