Một số địa phương giải quyết khiếu nại tố cáo chưa “đến nơi đến chốn”
Trong chương trình “Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời” tối 21-9, trước phản ánh thời gian qua vẫn còn nhiều trường hợp Chính phủ và các cơ quan chức năng Trung ương kết luận rõ ràng nhưng tính hiệu lực không cao vì không có người thực hiện và không có người giám sát thực hiện các quyết định này, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, việc giải quyết khiếu nại tố cáo, theo quy định phải thực hiện nhiều bước, nhưng sau khi có quyết định, các cơ quan nhà nước các cấp có trách nhiệm thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong thời gian qua, theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, nhiều địa phương tích cực giải quyết vụ việc để chấm dứt khiếu nại tố cáo của công dân, nhưng còn một vài địa phương, tỷ lệ không lớn, một vài vụ việc thực hiện không nghiêm, làm dân bức xúc, khi quyết định có hiệu lực rồi không được thực hiện “đến nơi đến chốn”.
Thứ hai, việc thực hiện kỷ luật hành chính trong chừng mực một số vụ việc chưa được chấp hành nghiêm. Đặc biệt là các cơ quan Trung ương chỉ đạo, thậm chí có vụ việc Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo nhưng thực hiện không kịp thời làm ảnh hưởng đến kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo, gây bức xúc cho người dân.
Do đó, Tổng Thanh tra Chính phủ đề nghị thực hiện quyết định có hiệu lực pháp luật phải thực hiện tích cực hơn mục tiêu chấm dứt giải quyết khiếu nại các vụ việc; các cơ quan nhà nước phải thực hiện kỷ luật hành chính nghiêm trên tinh thần: “cấp dưới chấp hành cấp trên, địa phương phải chấp hành Trung ương, có như vậy kỷ cương, phép nước mới đuợc thực hành nghiêm”.
Mặt khác, người khiếu nại tố cáo phải nhận thức đầy đủ Luật khiếu nại tố cáo, khi cơ quan nhà nước đã giải quyết hết thẩm quyền, đến nơi đến chốn nhưng người dân không chấp nhận tiếp tục khiếu kiện, theo Điều 9 Luật tiếp công dân, cơ quan nhà nước có quyền từ chối tiếp dân và thụ lý đơn. Trong trường hợp này người dân có quyền tiếp khiếu đến cơ quan có thẩm quyền như Tòa án hành chính.
Tổng Thanh tra Chính phủ cũng thông tin thêm: Nếu cơ quan tiếp công dân cấp cơ sở thực hiện không nghiêm, theo Điều 9 Luật Tiếp công dân quy định 8 hành vi nghiêm cấm như: thiếu trách nhiệm; phân biệt đối xử, còn lại là các quy định khác người tiếp công dân không được thực hiện.
Nếu cơ quan tiếp công dân thiếu trách nhiệm hoặc phân biệt đối xử; gây cản trở sẽ bị xử lý bằng hình thức chấn chỉnh, xử lý hành chính, kỷ luật về tổ chức, nếu nặng hơn xử lý về mặt pháp luật.
Đề cập đến một trường hợp tại TP. Hồ Chí Minh 16 năm đi khiếu kiện nhưng vẫn chưa được giải quyết, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nêu rõ, đây cũng là một trong những trường hợp khiếu kiện phức tạp, tồn đọng, kéo dài. Trong trường hợp này, trước hết cấp có thẩm quyền nào không thực hiện tốt thì có khuyết điểm. Tuy nhiên người dân cũng phải xem lại có phải khiếu kiện đúng thẩm quyền hay không, đúng trách nhiệm của cơ quan nhà nước hay khiếu kiện không đúng thẩm quyển và vượt cấp, hy vọng khiếu kiện càng cao giải quyết càng nhanh, điều này không đúng quy định của pháp luật. Do đó, “cần phải xem xét ở cả hai phía” - Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh nhấn mạnh./.
Việt Nam - Singapore hợp tác chống tội phạm xuyên quốc gia  (21/09/2014)
Trên 100 dự án nước ngoài đầu tư vào các khu công nghiệp Bắc Giang  (21/09/2014)
Đồng bào Khmer Sóc Trăng đón Sene Dolta với niềm vui được mùa  (21/09/2014)
Thông xe đường cao tốc dài nhất Việt Nam  (21/09/2014)
Đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ  (21/09/2014)
Đưa vào hoạt động Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ  (21/09/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên