Tổng thống Mukherjee: Việt Nam là đối tác đáng tin cậy của Ấn Độ
23:13, ngày 19-09-2014
Trang web của Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 18-9 đã đăng toàn văn trao đổi của Tổng thống Pranab Mukherjee với phóng viên báo chí về kết quả chuyến thăm Việt Nam (từ ngày 14 đến ngày 17-9) trên chiếc chuyên cơ từ Việt Nam trở về nước chiều 17-9.
Tổng thống Mukherjee cho biết trong thời gian chuyến thăm, ông và đoàn đại biểu cấp cao Ấn Độ đã gặp tất cả các nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam, tiến hành các cuộc thảo luận rộng rãi, thăm các di tích văn hóa, lịch sử và tiếp xúc với dân thường.
Tổng thống Mukherjee cho biết “Tôi đặc biệt vinh dự được thay mặt nhân dân Ấn Độ tặng Việt Nam cây bồ đề con. Tôi đã đến thăm chùa Trấn Quốc, nơi một cây bồ đề được Tổng thống đầu tiên của chúng ta Rajendra Prasad trồng năm 1959 đang phát triển như một biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh và sự bền vững của tình hữu nghị giữa nhân dân Ấn - Việt. Tôi thực sự cảm động khi đến thăm bảo tàng Chứng tích chiến tranh và địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ghi lại và thể hiện tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã chiến thắng các đế quốc lớn”.
Tổng thống Mukherjee cho biết ông và đoàn cấp cao Ấn Độ thực sự cảm động trước tình cảm, lòng hiếu khách và sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa quan hệ song phương với Ấn Độ lên mức cao mới. Hai bên đã ký bảy thỏa thuận/văn bản ghi nhớ (MoU) và ra một thông cáo chung, theo đó sẽ tạo nên khuôn khổ pháp lý cho những trao đổi hợp tác vì lợi ích của nhau.
Tổng thống Mukherjee tin rằng chuyến thăm của ông sẽ tạo động lực mới và tạo đà cho quan hệ hữu nghị gần gũi và đối tác chiến lược giữa hai nước, vốn dựa trên những mối tiếp xúc của nền văn minh, sự đoàn kết trong thời hiện đại và tiềm năng lớn cho tương lai.
Nền tảng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ do Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh, Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Tổng thống Rajendra Prasad tạo dựng, đã được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của hai nước dày công vun đắp. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2007, đánh dấu mức độ tin cậy cao.
Hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng đã phát triển mạnh. Ấn Độ đang giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo và xây dựng năng lực; cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD để Việt Nam mua một số thiết bị quan trọng.
Quan hệ chính trị giữa Ấn Độ và Việt Nam đã luôn mạnh và không gợn mây. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hai nước sẽ tập trung hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, tăng cường kết nối và giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ.
Tổng thống Mukherjee đánh giá: “Tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam trong hai thập kỷ qua rất ấn tượng. Có phạm vi lớn để mở rộng và đa dạng hóa trao đổi thương mại giữa hai nước. Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Phía Việt Nam đã hứa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư từ Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng quan hệ đối tác kinh doanh và liên doanh sẽ phát triển trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất nông nghiệp, sản xuất, hydrocarbon, năng lượng... Tôi vui mừng thông báo, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý sẽ đến thăm Ấn Độ trong tháng 10 tới, cùng với một đoàn doanh nghiệp lớn”.
Để cải thiện khả năng kết nối, Jet Airways sẽ bắt đầu các chuyến bay trực tiếp từ thành phố Mumbai tới Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5-11-2014 và Vietnam Airlines sẽ mở dịch vụ bay thẳng đến Ấn Độ vào đầu năm 2015. Điều này sẽ mở ra tiềm năng lớn cho sự tiếp xúc của giới doanh nghiệp, sinh viên và khách du lịch.
Tổng thống Mukherjee nhấn mạnh: “Tôi xúc động trước những gì được chứng kiến trong vài ngày qua tại đất nước vĩ đại này. Hôm 16-9, tôi đã thăm Viện bảo tàng Chứng tích chiến tranh và nhìn thấy một áp phích từ năm 1966, trên đó bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân Ấn Độ đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì tự do. Ấn Độ luôn luôn đứng cạnh và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trước đây, Ấn Độ đã bên cạnh Việt Nam, ngày nay và trong tương lai, Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam. Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy và xứng đáng với sự tin cậy của Ấn Độ. Tôi tin rằng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ phát triển ngày càng mạnh và đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ được mở rộng và sâu sắc hơn trong những năm tới. Tôi tin chắc rằng Ấn Độ và Việt Nam, là hai nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á, sẽ tạo sự ổn định và phát triển cho khu vực châu Á và toàn thế giới"./.
Tổng thống Mukherjee cho biết “Tôi đặc biệt vinh dự được thay mặt nhân dân Ấn Độ tặng Việt Nam cây bồ đề con. Tôi đã đến thăm chùa Trấn Quốc, nơi một cây bồ đề được Tổng thống đầu tiên của chúng ta Rajendra Prasad trồng năm 1959 đang phát triển như một biểu tượng tuyệt vời của sức mạnh và sự bền vững của tình hữu nghị giữa nhân dân Ấn - Việt. Tôi thực sự cảm động khi đến thăm bảo tàng Chứng tích chiến tranh và địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó ghi lại và thể hiện tinh thần bất khuất, lòng dũng cảm của nhân dân Việt Nam đã chiến thắng các đế quốc lớn”.
Tổng thống Mukherjee cho biết ông và đoàn cấp cao Ấn Độ thực sự cảm động trước tình cảm, lòng hiếu khách và sự đón tiếp nồng hậu của Việt Nam.
Chính phủ Việt Nam đã cam kết đưa quan hệ song phương với Ấn Độ lên mức cao mới. Hai bên đã ký bảy thỏa thuận/văn bản ghi nhớ (MoU) và ra một thông cáo chung, theo đó sẽ tạo nên khuôn khổ pháp lý cho những trao đổi hợp tác vì lợi ích của nhau.
Tổng thống Mukherjee tin rằng chuyến thăm của ông sẽ tạo động lực mới và tạo đà cho quan hệ hữu nghị gần gũi và đối tác chiến lược giữa hai nước, vốn dựa trên những mối tiếp xúc của nền văn minh, sự đoàn kết trong thời hiện đại và tiềm năng lớn cho tương lai.
Nền tảng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ do Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh, Thủ tướng Jawaharlal Nehru và Tổng thống Rajendra Prasad tạo dựng, đã được các thế hệ lãnh đạo kế tiếp của hai nước dày công vun đắp. Hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2007, đánh dấu mức độ tin cậy cao.
Hiện nay, hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng đã phát triển mạnh. Ấn Độ đang giúp đỡ Việt Nam trong đào tạo và xây dựng năng lực; cung cấp khoản tín dụng 100 triệu USD để Việt Nam mua một số thiết bị quan trọng.
Quan hệ chính trị giữa Ấn Độ và Việt Nam đã luôn mạnh và không gợn mây. Tuy nhiên, trong thời gian tới, hai nước sẽ tập trung hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế, tăng cường kết nối và giao lưu nhân dân, đặc biệt trong giới trẻ.
Tổng thống Mukherjee đánh giá: “Tăng trưởng kinh tế và phát triển của Việt Nam trong hai thập kỷ qua rất ấn tượng. Có phạm vi lớn để mở rộng và đa dạng hóa trao đổi thương mại giữa hai nước. Chúng tôi đã đặt ra mục tiêu mới nâng kim ngạch thương mại hai chiều lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Phía Việt Nam đã hứa sẽ tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư từ Ấn Độ. Chúng tôi hy vọng quan hệ đối tác kinh doanh và liên doanh sẽ phát triển trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, chế biến nông sản, dệt may, hóa chất nông nghiệp, sản xuất, hydrocarbon, năng lượng... Tôi vui mừng thông báo, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã đồng ý sẽ đến thăm Ấn Độ trong tháng 10 tới, cùng với một đoàn doanh nghiệp lớn”.
Để cải thiện khả năng kết nối, Jet Airways sẽ bắt đầu các chuyến bay trực tiếp từ thành phố Mumbai tới Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5-11-2014 và Vietnam Airlines sẽ mở dịch vụ bay thẳng đến Ấn Độ vào đầu năm 2015. Điều này sẽ mở ra tiềm năng lớn cho sự tiếp xúc của giới doanh nghiệp, sinh viên và khách du lịch.
Tổng thống Mukherjee nhấn mạnh: “Tôi xúc động trước những gì được chứng kiến trong vài ngày qua tại đất nước vĩ đại này. Hôm 16-9, tôi đã thăm Viện bảo tàng Chứng tích chiến tranh và nhìn thấy một áp phích từ năm 1966, trên đó bày tỏ sự ủng hộ của nhân dân Ấn Độ đối với Việt Nam trong cuộc đấu tranh vì tự do. Ấn Độ luôn luôn đứng cạnh và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Trước đây, Ấn Độ đã bên cạnh Việt Nam, ngày nay và trong tương lai, Ấn Độ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ Việt Nam. Việt Nam là một đối tác đáng tin cậy và xứng đáng với sự tin cậy của Ấn Độ. Tôi tin rằng quan hệ giữa Việt Nam và Ấn Độ sẽ phát triển ngày càng mạnh và đối tác chiến lược giữa hai nước sẽ được mở rộng và sâu sắc hơn trong những năm tới. Tôi tin chắc rằng Ấn Độ và Việt Nam, là hai nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất châu Á, sẽ tạo sự ổn định và phát triển cho khu vực châu Á và toàn thế giới"./.
Giải quyết khiếu nại tố cáo là tiêu chí đánh giá năng lực cán bộ  (19/09/2014)
Kinh tế châu Á đứng trước hai kịch bản phát triển đến năm 2050  (19/09/2014)
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi trong cả nước  (19/09/2014)
Tiêm vắc xin Sởi - Rubella miễn phí cho trẻ dưới 14 tuổi trong cả nước  (19/09/2014)
Những triển vọng cho kinh tế biển, đảo  (19/09/2014)
Sinh viên điều dưỡng: thừa hay thiếu?  (19/09/2014)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên