Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan trở lại
TTCSĐT - Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, từ 21 giờ 3 phút ngày 15-7, giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou - 981) của Trung Quốc hạ đặt trái phép trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam dịch chuyển theo hướng Bắc Tây Bắc về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Quan sát từ các tàu cảnh sát biển thấy, giàn khoan Hải Dương - 981 của Trung Quốc cùng các tàu hộ tống dịch chuyển với tốc độ khoảng 4 - 4,2 hải lý/giờ (tương đương 10 km/giờ) theo hướng 330 độ Bắc Tây Bắc, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Phía Trung Quốc bố trí gần 60 tàu các loại hộ tống giàn khoan dịch chuyển theo hình chữ V ở cự ly sát nhau.
Tại thời điểm 6 giờ 20 phút ngày 16-7, giàn khoan Hải Dương - 981 đã dịch chuyển khỏi vị trí cũ 41 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 163 hải lý về phía Tây Nam.
Các lực lượng thực thi pháp luật của Việt Nam đang tiếp tục theo dõi sự dịch chuyển của giàn khoan Hải Dương - 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc.
Liên quan đến việc Trung Quốc dịch chuyển giàn khoan Hải Dương - 981, ngày 16-7, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
Từ ngày 02-5-2014, giàn khoan Hải Dương - 981 (Haiyang Shiyou 981) và nhiều tàu hộ tống, bao gồm cả tàu quân sự của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Vị trí hoạt động của giàn khoan chỉ cách bờ biển Việt Nam khoảng 130 hải lý.
Các tàu của Trung Quốc đã vây ép, cố tình đâm húc, phun vòi nước công suất lớn vào các tàu cảnh sát biển, tàu kiểm ngư đang thực thi nhiệm vụ quản lý biển trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, làm bị thương nhiều cán bộ kiểm ngư của Việt Nam và gây tổn thất cho các lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, thậm chí đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Việt Nam đã đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền bằng các biện pháp hòa bình.
Một lần nữa, Việt Nam khẳng định khu vực hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981 từ đầu tháng Năm đến nay thuộc vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam. Hoạt động của giàn khoan Hải Dương - 981 và các tàu hộ tống của Trung Quốc trong hơn hai tháng qua là hoàn toàn bất hợp pháp, vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Người Phát ngôn Lê Hải Bình nhấn mạnh: Việt Nam mong muốn thông qua đàm phán hữu nghị để giải quyết các tranh chấp, bất đồng ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nhằm tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định ở Biển Đông, Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không đưa giàn khoan Hải Dương - 981 quay trở lại hoặc đưa bất cứ giàn khoan nào khác vào hoạt động ở khu vực lô dầu khí 143 của Việt Nam hoặc bất kỳ khu vực nào khác thuộc vùng biển của Việt Nam được quy định bởi Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.
Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền theo đúng luật pháp quốc tế./.
Mãi mãi học tập và làm theo tấm gương ngời sáng của Người  (17/07/2014)
Chủ tịch nước trao quyết định bổ nhiệm Đại sứ, Tổng Lãnh sự  (17/07/2014)
Xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp  (16/07/2014)
Việt Nam là đối tác quan trọng của Anh tại khu vực Đông Nam Á  (16/07/2014)
Nhiều doanh nghiệp hỗ trợ đường bay Cần Thơ - Đà Nẵng và ngược lại  (16/07/2014)
Chủ tịch nước điện thăm hỏi vụ tai nạn tàu điện ngầm tại Nga  (16/07/2014)
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng mục tiêu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm