Diễn biến mới, cục diện mới
TCCSĐT - Thỏa thuận bất ngờ giữa phái Hamas và phái Fatah ở Pa-le-xtin đã tạo ra cục diện hoàn toàn mới cho tiến trình hòa bình ở Trung Đông. Tác động to lớn của lần hòa giải này giữa Hamas và Fatah thể hiện rõ nét nhất và trước hết ở phản ứng tiêu cực từ phía Mỹ và I-xra-en.
Dưới tác động trung gian hòa giải của Ai cập, Fatah và Hamas đã đạt được thoả thuận về khắc phục mọi bất đồng quan điểm và vướng mắc từ sau cuộc bầu cử nghị viện ở Pa-le-xtin năm 2006 đến nay, tiến tới chấm dứt tình trạng “một Pa-le-xtin – hai chính phủ”. Tình trạng đó không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn nội bộ Pa-le-xtin, mà còn là sự cát cứ về lãnh thổ và quyền lực giữa hai phe phái chủ yếu này. Sự phân rẽ đó lại là cản trở chủ yếu đối với việc hình thành một nhà nước Pa-le-xtin độc lập và thống nhất trên các khu vực lãnh thổ của người Pa-le-xtin. Cả Mỹ lẫn I-xra-en đều vin vào việc Hamas cát cứ lãnh thổ và quyền lực ở dải Ga-da để trì hoãn tiến trình hòa bình giữa I-xra-en và Pa-le-xtin, gây áp lực với Fatah và chính quyền tự trị Pa-le-xtin của Tổng thống Pa-le-xtin M. Áp-bát. Cho nên việc hai phe phái này ở Pa-le-xtin hòa giải với nhau sẽ phá vỡ chiến lược lâu nay của I-xra-en đối với Pa-le-xtin và đẩy cả I-xra-en lẫn Mỹ và tình thế bị động đối phó.
Không có gì là ngạc nhiên khi đích thân Thủ tướng I-xra-en Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu lên tiếng bác bỏ thoả thuận mới đạt được giữa Hamas và Fatah mặc dù đó là chuyện nội bộ của Pa-le-xtin. Điều khiến ông Nê-ta-ni-a-hu và Mỹ lo ngại hơn là thỏa thuận mới này mở đường cho khả năng Liên hợp quốc vào tháng 9 tới công nhận Pa-le-xtin là nhà nước độc lập dễ trở thành hiện thực hơn. Khi đó, Mỹ và I-xra-en lại càng thêm bị động và đều bị đặt trước sự đã rồi. Cũng chính vì thế mà thời điểm tháng 9 với triển vọng ấy là một trong những áp lực rất quyết định khiến cả Hamas lẫn Fatah phải nhảy ra khỏi cái bóng của chính mình để đi tới thoả hiệp với nhau.
Theo những gì đã được công bố thì Hamas và Fatah còn đã nhất trí hợp nhất lực lượng an ninh của hai bên, trao đổi tù binh và tiến hành tổng tuyển cử trong thời gian 8 tháng tới. Việc các phe phái nội bộ Pa-le-xtin hòa giải với nhau và hạ quyết tâm cùng đồng hành trong thời gian tới là điều mấu chốt nhất trong cục diện mới ở Trung Đông. Hamas và Fatah đã nhiều lần nhất trí rồi lại đất đồng quan điểm, đồng hành rồi lại phân ngả, nhưng không thể có giải pháp hòa bình lâu bền ở Trung Đông nếu không lôi kéo và liên kết Hamas, tranh thủ và ràng buộc Hamas, cũng như không thể có nhà nước Pa-le-xtin độc lập chỉ do riêng Fatah lãnh đạo. Mỹ và I-xra-en sớm muộn rồi cũng phải chấp nhận thực tế đó. Vì thế, sự hòa giải này ở Pa-le-xtin khơi dậy hy vọng mới về khởi động lại toàn bộ tiến trình hòa bình và hòa giải giữa I-xra-en và Pa-le-xtin./.
Ngày hội của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới  (30/04/2011)
Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế 2011: Lung linh sông Hàn  (30/04/2011)
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại Lai Châu  (30/04/2011)
Trung Quốc mong muốn tăng cường hợp tác với ASEAN  (30/04/2011)
Ngoại giao khí đốt giữa Trung Quốc và U-dơ-bê-ki-xtan  (30/04/2011)
Liên hợp quốc kêu gọi hành động để loại trừ hoàn toàn vũ khí hóa học  (30/04/2011)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay