“Tình hình tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981 có phần lắng dịu”
23:51, ngày 22-05-2014
Tình hình tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou 981) trái phép đã có phần lắng dịu, lực lượng hai bên không có biến động lớn, số tàu Trung Quốc hiện đã giảm 12 tàu cá so với ngày 21-5-2014 và còn 125 tàu.
Đó là thông tin mới cập nhật của Cục Kiểm Ngư thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa cho biết ngày 22-5-2014.
Cụ thể, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày không có những ghi nhận mới về các vụ va chạm cũng như thiệt hại từ các tàu của lực lượng này đồng thời trong những ngày gần đây, tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên toàn tuyến biển miền Trung đã giảm so với thời gian trước. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn sử dụng các máy bay tuần thám bay phía trên tàu lực lượng Việt Nam nhiều vòng ở độ cao khoảng 300m và thực hiện quay phim chụp ảnh.
Cũng trong ngày 22-5, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư, các tàu chấp pháp của lực lượng kiểm ngư đã tiến sâu hơn vào khu vực giàn khoan Hải Dương-981 và duy trì ở cự ly cách giàn khoan khoảng 4-5 hải lý.
Theo đó, Cục Kiểm ngư cho biết, tàu Trung Quốc tập trung thành các nhóm khoảng 8 đến 10 tàu (gồm tàu cá, tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, tàu kéo), nhằm vây ép, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu Kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách 4 - 5 hải lý; song với nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo, các lực lượng kiểm ngư đã phối hợp nhịp nhàng và di chuyển, hạn chế sự va chạm.
Đặc biệt, theo quan sát của các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, điểm mới trong ngày hôm nay là tàu Trung Quốc cố tình gây hấn, chặn mũi tàu để lực lượng Kiểm ngư đâm húc tàu Trung Quốc nhằm quay phim, chụp ảnh, nhưng phía lực lượng của Việt Nam đã tỉnh táo, không mắc mưu, vẫn kiên định đấu tranh hòa bình.
Mặt khác, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì số tàu tại khu vực và tiến vào sâu hơn, áp sát giàn khoan đồng thời phát loa phóng thanh tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về tình hình của ngư dân tại khu vực này, dưới sự hỗ trợ, bảo vệ của lực lượng kiểm ngư, bà con vẫn an toàn và yên tâm bám biển.
Thông tin thêm về tinh thần của các lực lượng và bà con ngư dân tại khu vực, Cục Kiểm ngư cho hay, với sự ủng hộ và hỗ trợ của nhân dân cả nước, tinh thần các kiểm ngư viên, thuyền viên tàu Kiểm ngư và ngư dân nước ta hiện rất tốt, vẫn kiên trì đấu tranh, thực hiện tốt các chỉ đạo của lãnh đạo Cục. Cùng với đó, công tác hậu cần đối với lực lượng Việt Nam luôn đảm bảo tốt, đảm bảo phục vụ công tác đấu tranh lâu dài./.
Cụ thể, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam cho biết, trong ngày không có những ghi nhận mới về các vụ va chạm cũng như thiệt hại từ các tàu của lực lượng này đồng thời trong những ngày gần đây, tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép trên toàn tuyến biển miền Trung đã giảm so với thời gian trước. Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn sử dụng các máy bay tuần thám bay phía trên tàu lực lượng Việt Nam nhiều vòng ở độ cao khoảng 300m và thực hiện quay phim chụp ảnh.
Cũng trong ngày 22-5, theo thông tin từ Cục Kiểm ngư, các tàu chấp pháp của lực lượng kiểm ngư đã tiến sâu hơn vào khu vực giàn khoan Hải Dương-981 và duy trì ở cự ly cách giàn khoan khoảng 4-5 hải lý.
Theo đó, Cục Kiểm ngư cho biết, tàu Trung Quốc tập trung thành các nhóm khoảng 8 đến 10 tàu (gồm tàu cá, tàu Hải cảnh, tàu Hải giám, tàu kéo), nhằm vây ép, sẵn sàng đâm va, phun nước vào các tàu Kiểm ngư của Việt Nam ở khoảng cách 4 - 5 hải lý; song với nhiều kinh nghiệm và sự khéo léo, các lực lượng kiểm ngư đã phối hợp nhịp nhàng và di chuyển, hạn chế sự va chạm.
Đặc biệt, theo quan sát của các lực lượng Kiểm ngư Việt Nam, điểm mới trong ngày hôm nay là tàu Trung Quốc cố tình gây hấn, chặn mũi tàu để lực lượng Kiểm ngư đâm húc tàu Trung Quốc nhằm quay phim, chụp ảnh, nhưng phía lực lượng của Việt Nam đã tỉnh táo, không mắc mưu, vẫn kiên định đấu tranh hòa bình.
Mặt khác, các tàu Kiểm ngư Việt Nam vẫn duy trì số tàu tại khu vực và tiến vào sâu hơn, áp sát giàn khoan đồng thời phát loa phóng thanh tuyên truyền yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và rời khỏi khu vực thuộc chủ quyền Việt Nam.
Về tình hình của ngư dân tại khu vực này, dưới sự hỗ trợ, bảo vệ của lực lượng kiểm ngư, bà con vẫn an toàn và yên tâm bám biển.
Thông tin thêm về tinh thần của các lực lượng và bà con ngư dân tại khu vực, Cục Kiểm ngư cho hay, với sự ủng hộ và hỗ trợ của nhân dân cả nước, tinh thần các kiểm ngư viên, thuyền viên tàu Kiểm ngư và ngư dân nước ta hiện rất tốt, vẫn kiên trì đấu tranh, thực hiện tốt các chỉ đạo của lãnh đạo Cục. Cùng với đó, công tác hậu cần đối với lực lượng Việt Nam luôn đảm bảo tốt, đảm bảo phục vụ công tác đấu tranh lâu dài./.
Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông  (22/05/2014)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về tình hình Biển Đông  (22/05/2014)
Xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng  (22/05/2014)
Xét xử phúc thẩm Dương Tự Trọng và các đồng phạm về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài "  (22/05/2014)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Tân Cương  (22/05/2014)
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Nhận diện một số tiêu chí cơ bản của xã hội văn minh ở Việt Nam qua gần 40 năm đổi mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm