Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
23:48, ngày 22-05-2014
Ngày 22-5-2014, trong khuôn khổ chuyến thăm làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Đông Á tại thủ đô Manila, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội kiến Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano J.Belmonte và Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon.
Mở đầu cuộc hội kiến, Chủ tịch Hạ viện Philippines Feliciano Belmonte đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về hành vi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trái phép trong vùng biển Việt Nam.
Chủ tịch Hạ viện Philippines cho rằng, ngay các nghị sỹ gốc Hoa tại Hạ viện Philippines cũng bày tỏ sự phẫn nộ về hành động này của Trung Quốc. Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, ông và các nghị sỹ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông.
Hạ viện Philippines cũng ủng hộ lập trường của hai nhà lãnh đạo rằng, hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte khẳng định cách hành xử của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế khi nước này đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam là hành động hết sức nghiêm trọng lúc này.
Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte nhấn mạnh, Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Việc mà Trung Quốc đã và đang làm với Philippines và Việt Nam mới chỉ là bắt đầu, nếu các nước không đoàn kết ngăn chặn, các quốc gia khác có thể là những nạn nhân tiếp theo của Trung Quốc khi nước này đang cố gắng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” phi pháp của mình.
Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte cho rằng, hai bên lập ra Ủy ban Công tác chung là rất quan trọng và hy vọng ủy ban này sẽ có những hoạt động phối hợp song phương để xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược. Đồng thời, ông cũng cho rằng, Philippines, Việt Nam cùng với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế phải đoàn kết ngăn chặn hành động hung hăng vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền biển đảo các nước của Trung Quốc.
Hoan nghênh những ý kiến và quan điểm của Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mình và Tổng thống Benigno Aquino đã nhất trí bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đòi hỏi và tiến hành hiện thực hóa “đường 9 đoạn,” xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, đặc biệt là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ chủ quyền trên Biển Đông đang bị xâm phạm nghiêm trọng, đồng thời coi đây là hành động nguy hiểm, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam, và Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nhất trí trong tình hình hết sức nghiêm trọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ASEAN cần có Tuyên bố chung, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với quan hệ láng giềng hữu nghị, Việt Nam mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, làm sâu sắc hơn và nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mời Chủ tịch Hạ viện Philippines thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam.
*** Hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tới Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon những nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm thành công với Tổng thống Benigno Aquino ngày 21-5, theo đó:
Thứ nhất, hai bên nhất trí hai vấn đề lớn, đó là đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời quyết định lập Ủy ban Công tác chung do hai Bộ trưởng Ngoại giao đứng đầu nhằm xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ hai, hai bên đã nhất trí phê phán hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi ASEAN và cộng đồng quốc tế phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc.
Hai bên cho rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); dùng sức mạnh để thực hiện yêu sách phi lý “đường 9 đoạn,” xâm phạm chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam và các nước khác. Những hành động thời gian qua và mới đây của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Việt Nam và Philippines cần tăng cường hợp tác, đoàn kết cùng ASEAN và quốc tế nhằm phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc và ủng hộ lập trường của hai nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC. Thủ tướng cũng cảm ơn chính giới và người dân Philippines đã ủng hộ quan điểm và lập trường của Chính phủ hai nước về vấn đề Biển Đông.
Về phần mình, Chủ tịch Franklin Drilon khẳng định cá nhân ông và Thượng viện Philippines hoàn toàn ủng hộ lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc của Chính phủ hai nước về việc yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhất là UNCLOS mà Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việc tham gia công ước đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ này, và việc tuân thủ là một sự bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Chủ tịch Thượng viện cũng cho rằng, chính việc tuân thủ này là lý do mà Philippines phải viện đến Tòa án quốc tế để giải quyết khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này.
Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon hoan nghênh Chính phủ hai nước đã tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon cũng nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Chính thức Việt Nam và tham dự Đại Hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2015.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Manila, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 (WEF Đông Á)./.
Chủ tịch Hạ viện Philippines cho rằng, ngay các nghị sỹ gốc Hoa tại Hạ viện Philippines cũng bày tỏ sự phẫn nộ về hành động này của Trung Quốc. Với tư cách là Chủ tịch Hạ viện, ông và các nghị sỹ hoàn toàn ủng hộ Tuyên bố của Tổng thống Benigno Aquino và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ sự quan ngại sâu sắc về tình hình đặc biệt nguy hiểm hiện nay ở Biển Đông.
Hạ viện Philippines cũng ủng hộ lập trường của hai nhà lãnh đạo rằng, hai bên kiên quyết phản đối và kêu gọi các nước, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như cộng đồng quốc tế tiếp tục lên tiếng mạnh mẽ yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm phạm nêu trên, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte khẳng định cách hành xử của Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế khi nước này đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, và việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương-981 hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam là hành động hết sức nghiêm trọng lúc này.
Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte nhấn mạnh, Philippines kiên định ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông. Việc mà Trung Quốc đã và đang làm với Philippines và Việt Nam mới chỉ là bắt đầu, nếu các nước không đoàn kết ngăn chặn, các quốc gia khác có thể là những nạn nhân tiếp theo của Trung Quốc khi nước này đang cố gắng hiện thực hóa “đường 9 đoạn” phi pháp của mình.
Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte cho rằng, hai bên lập ra Ủy ban Công tác chung là rất quan trọng và hy vọng ủy ban này sẽ có những hoạt động phối hợp song phương để xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược. Đồng thời, ông cũng cho rằng, Philippines, Việt Nam cùng với các nước ASEAN và cộng đồng quốc tế phải đoàn kết ngăn chặn hành động hung hăng vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền biển đảo các nước của Trung Quốc.
Hoan nghênh những ý kiến và quan điểm của Chủ tịch Hạ viện Feliciano Belmonte, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, mình và Tổng thống Benigno Aquino đã nhất trí bày tỏ quan ngại sâu sắc trước việc Trung Quốc tiến hành nhiều hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đòi hỏi và tiến hành hiện thực hóa “đường 9 đoạn,” xâm phạm nghiêm trọng vùng biển của các quốc gia ven biển, đặc biệt là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nêu rõ chủ quyền trên Biển Đông đang bị xâm phạm nghiêm trọng, đồng thời coi đây là hành động nguy hiểm, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực, đe dọa đến an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Quan điểm nhất quán của Việt Nam là kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút ngay giàn khoan và tàu thuyền ra khỏi vùng biển Việt Nam, và Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp pháp lý, phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Nhất trí trong tình hình hết sức nghiêm trọng này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, ASEAN cần có Tuyên bố chung, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối mạnh mẽ hành vi vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc.
Về quan hệ song phương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, với quan hệ láng giềng hữu nghị, Việt Nam mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả, thiết thực, làm sâu sắc hơn và nâng quan hệ song phương lên tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển trong khu vực.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng chuyển lời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng mời Chủ tịch Hạ viện Philippines thăm chính thức Việt Nam. Chủ tịch Hạ viện Feliciano J.Belmonte khẳng định sẽ sớm sang thăm Việt Nam.
*** Hội kiến với Chủ tịch Thượng viện Philippines Franklin Drilon, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ vui mừng về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước đang phát triển tốt đẹp, nhấn mạnh Việt Nam đặc biệt coi trọng và mong muốn cùng Philippines đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông báo tới Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon những nội dung quan trọng trong cuộc hội đàm thành công với Tổng thống Benigno Aquino ngày 21-5, theo đó:
Thứ nhất, hai bên nhất trí hai vấn đề lớn, đó là đưa quan hệ song phương đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đồng thời quyết định lập Ủy ban Công tác chung do hai Bộ trưởng Ngoại giao đứng đầu nhằm xây dựng lộ trình hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Thứ hai, hai bên đã nhất trí phê phán hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc khi hạ đặt trái phép giàn khoan trên vùng biển của Việt Nam, đồng thời kêu gọi ASEAN và cộng đồng quốc tế phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc.
Hai bên cho rằng Trung Quốc ngày càng có những hành động bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); dùng sức mạnh để thực hiện yêu sách phi lý “đường 9 đoạn,” xâm phạm chủ quyền trên biển đảo của Việt Nam và các nước khác. Những hành động thời gian qua và mới đây của Trung Quốc là đặc biệt nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng tới hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, Việt Nam và Philippines cần tăng cường hợp tác, đoàn kết cùng ASEAN và quốc tế nhằm phê phán hành vi xâm phạm này của Trung Quốc và ủng hộ lập trường của hai nước giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, theo luật pháp quốc tế, UNCLOS và DOC. Thủ tướng cũng cảm ơn chính giới và người dân Philippines đã ủng hộ quan điểm và lập trường của Chính phủ hai nước về vấn đề Biển Đông.
Về phần mình, Chủ tịch Franklin Drilon khẳng định cá nhân ông và Thượng viện Philippines hoàn toàn ủng hộ lập trường, quan điểm có tính nguyên tắc của Chính phủ hai nước về việc yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, nhất là UNCLOS mà Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.
Việc tham gia công ước đòi hỏi các quốc gia, trong đó có Trung Quốc phải tuân thủ nghĩa vụ này, và việc tuân thủ là một sự bảo đảm cho hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông. Chủ tịch Thượng viện cũng cho rằng, chính việc tuân thủ này là lý do mà Philippines phải viện đến Tòa án quốc tế để giải quyết khi Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của nước này.
Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon hoan nghênh Chính phủ hai nước đã tăng cường hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, nhất là về chính trị, ngoại giao và hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư nhằm đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon cũng nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thăm Chính thức Việt Nam và tham dự Đại Hội đồng Liên minh nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức tại thủ đô Hà Nội vào năm 2015.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn đại biểu Việt Nam đã rời Manila, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Philippines và tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á 2014 (WEF Đông Á)./.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài về tình hình Biển Đông  (22/05/2014)
Xây dựng một châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển thịnh vượng  (22/05/2014)
Xét xử phúc thẩm Dương Tự Trọng và các đồng phạm về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài "  (22/05/2014)
Việt Nam lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố tại Tân Cương  (22/05/2014)
Chủ tịch Klaus Schwab mong muốn WEF là một kênh đối thoại chính trị để trao đổi, giải quyết tranh chấp  (22/05/2014)
Hòa bình và ổn định là điều kiện không thể thiếu cho phát triển  (22/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên